Truyền thuyết rùng rợn về các nghi lễ uống máu thời cổ đại, nguồn gốc xa xưa của ma cà rồng?
Hồng Quân Lão Tổ và ba đại đệ tử trong thần thoại Trung Hoa thật ra là những ai? / Nữ thần nhầm lẫn Ate trong thần thoại Hy Lạp và pha gây lú để đời của Zeus
Trong ấn tượng của phần lớn người hiện đại, nghi lễ uống máu nghe như một hành động nào đó có liên quan đến các giáo phái thờ cúng Satan hoặc cá nhân vật hư cấu bước ra từ tiểu thuyết hay phim ảnh kinh dị. Tuy nhiên, ở thời kỳ xa xưa, nghi lễ này lại gắn liền với rất nhiều nền văn minh cổ. Việc uống máu thường được cho là mang ý nghĩa ma thuật hoặc huyền thuật. Vì thế nó trở thành một phần của thuật phù thủy, biểu tượng kết nối giữa sức mạnh của người sống và người chết, một nghi thức tôn giáo hay một kiểu hiến tế cho các vị thần.
1. Lilith
Theo một số truyền thuyết, vị thần cổ xưa nhất từng uống máu là Lilith. Nàng được miêu tả như là ác quỷ đầu tiên hay một linh hồn nữ giới mang tất cả những đặc tính xấu xa, đen tối nhất của thế giới.
2. Estries
Truyện dân gian Ba Tư cũng có đề cập đến những linh hồn uống máu. Nổi tiếng nhất trong số đó là Estries. Nàng là ác quỷ có khả năng thay đổi hình dạng. Người ta tin rằng Estries thường xuất hiện dưới dạng một phụ nữ xinh đẹp, người săn tìm đàn ông để uống máu họ. Nếu Estries bị thương, nàng chỉ có thể được chữa lành nếu kẻ tấn công cho nàng muối và bánh mì. Estries cũng được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết Do Thái.
3. Hecate, Lamia và Vrykolatios
Hecate là nữ thần ma thuật trong thần thoại Hy Lạp, một trong số các nữ thần bí ẩn bậc nhất. Hecate liên quan đến ma thuật cổ xưa, thuật gọi hồn, phù thủy và mọi thứ có kết nối đến các bóng ma. Theo một số học giả, các ngôi đền của Hecate có thể là địa điểm thực hiện những nghi lễ liên quan đến máu. Ở Hy Lạp cổ đại, việc uống máu bị cấm, nhưng vẫn có một số ngôi đền lén thực hiện nghi lễ này.
Tương truyền, Hecate có thói quen uống máu trong các bữa tiệc của mình. Đồng thời, con gái Empusa của nàng được miêu tả như ác quỷ hút máu đàn ông. Còn người hầu Mormo của Hecate cũng uống máu (Mormo được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của Aristophanes).
Bên cạnh Hecate, thần thoại Hy Lạp cũng đề cập đến loài ma cà rồng cổ có tên Vrykolatios, chúng sinh sống trên đảo Satorini.
Một nhân vật khác cũng được nhắc đến trong thần thoại Hy Lạp với việc uống máu trẻ con là Lamia – bà hoàng đến từ xứ Lybia.
4. Nữ thần Kali
Không chỉ trong thần thoại và truyền thuyết châu Âu mới đề cập đến việc uống máu. Ở châu Á, thần thoại Ấn Độ cũng có câu chuyện kể về nữ thần Kali – vị thần đại diện cho sự thay đổi, thời gian, hủy diệt và bảo hộ. Truyền thuyết miêu tả nữ thần Kali đã uống máu asura Raktabija với mục đích ngăn không cho hắn hồi sinh trong trận chiến giữa đội quân của Rktabija với các nữ thần (trong đó có Durga).
5. Hortdan
Người dân sống ở vùng đất mà ngày nay là lãnh thổ của Azerbaijan tin vào sự tồn tại của linh hồn Hortdan. Trong nhiều thế kỷ, người Azeri cho rằng đó là một ác linh uống máu người. Thú vị hơn, ác linh này cũng được cho là có thể biến thành những hình dạng khác, thường là động vật.
Ngoài những truyền thuyết và thần thoại về các vị thần hay linh hồn uống máu, một hình thức tương tự cũng xuất hiện trong Thiên Chúa Giáo. Bắt nguồn từ giai thoại chúa Jesus mời 12 tông đồ ăn bánh và uống rượu trước khi bị quân lính bắt đi, trong đó, bánh được xem như thịt và rượu được xem như máu của chúa Jesus. Tuy nhiên, nghi thức này mang một ý nghĩa khác, nó được xem như một kiểu giao ước mới giữa con người và Chúa Cha, nhấn mạnh vào sự hi sinh của chúa Jesus để chuộc lại tội lỗi của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ