Danh tính quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam, từng thay vua Bảo Đại điều hành nhà Nguyễn
Tại sao phụ nữ thời xưa không mặc đồ lót mà khoác áo choàng? Bạn có thể không tin nếu biết lý do / Tại sao người xưa đặt tên cho con trai lại không có chữ 'Thiên', con gái không có chữ 'Tiên'?
Tôn Thất Hân (1854 - 1944) được xem là vị quan có nhiều đóng góp to lớn trong những triều đại cuối cùng của Việt Nam. Ông xuất thân từ dòng dõi tôn thất nhà Nguyễn, là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền).
Được đào tạo tại Quốc Tử Giám, Tôn Thất Hân đảm nhiệm rất nhiều chức vụ quan trọng trong các đời vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, Tôn Thất Hân. Có thể kể đến chức Thượng Thư Bộ Hình (1907), Phụ Chánh Đại Thần (1907), Thái Tử Thiếu Bảo Đông Các Điện Đại Học Sĩ kiêm quản Khâm Thiên Giám Sự Vụ (1917), Phò Quang Hầu (1928), Cần Chánh Điện Đại học sĩ (1932), Phò Quang Quận Vương (1944).
Vai trò của ông được thể hiện rõ nhất là vào thời vua Bảo Đại. Khi đó vị vua cuối cùng của triều Nguyễn vừa đăng quang đã phải trở lại nước Pháp du học năm 1926 nên Tôn Thất Hân dù về hưu từ năm 1922 nhưng đã được mời giữ trọng trách Phụ Chánh Thân Thần và Đại Biểu Quân Quyền, thay vua Bảo Đại nắm quyền điều hành triều đình nhà Nguyễn.
Trong suốt khoảng thời gian đó, Tôn Thất Hân được ngợi ca là người tài năng, đức độ, cống hiến hết mình để phò trợ triều đình. Các công việc chính trị, ngoại giao, quân sự đều được ông xử lý gọn gàng, hợp lý. Ông còn có công xây dựng, tu bổ nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa Phò Quang. Năm 1932, khi vua Bảo Đại trở về từ Pháp, ông chính thức trao quyền lại cho ngài và thực sự về hưu.
Ngoài giỏi việc nước, ông còn có tài thơ văn. Tôn Thất Hân chính là người chắp bút cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiên nguyên toát yếu phổ tiền biên, Việt sử diễn ca, Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca (viết cùng Tuy Lý quận công Nguyễn Phúc Hồng Nhung và Nguyễn Phúc Hồng Thiết),...
Ngày 3/9/1944, Tôn Thất Hân qua đời, hưởng thọ 91 tuổi. Ông được vua Bảo Đại truy phong làm Phò Quang quận vương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ