Tử Cấm Thành là niềm tự hào của Trung Hoa nhưng được thiết kế bởi một người Việt
Cảnh đẹp đến lạc lối ở Tử Cấm Thành mùa tuyết hệt như cắt từ thước phim cổ trang / Bí ẩn về chiếc ghế rồng trong Tử Cấm Thành: 3 người chết khi ngồi trên ghế này và lời nguyền đằng sau khiến ai cũng tò mò
Tử Cấm Thành được xây dựng dưới triều đại nhà Minh, năm thứ 4 dưới đời vua Vĩnh Lạc. Công trình bắt đầu khởi công vào tháng 7 năm 1406. Mất 14 năm, huy động nhiều nghệ nhân, hơn 1 triệu nhân công, vật liệu xây dựng, bộ gỗ quý trinh nam, đá cẩm thạch. Đến tháng 12 năm 1420, Tử Cấm Thành cơ bản đã được hoàn thiện.
Theo Minh Sử, vào tháng 12 năm Bính Tuất (1406) tướng nhà Minh là Trương Phụ đem quân sang An Nam với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, giúp nhà Trần đánh nhà Hồ sau sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Trương Phụ bắt Hồ Quý Ly (Thượng hoàng) và Hồ Hán Thương (con trai thứ được Hồ Quý Ly truyền ngôi) đưa về đày ở Quảng Châu. Tháng 7 năm Đinh Hợi (1407), Trương Phụ sai tuyển chọn 9.000 người tài, có học vấn cao và 7.700 thợ giỏi đưa về Trung Quốc xây dựng kinh đô. Một số thanh niên tuấn tú, thông minh được tuyển chọn để thiến, đào tạo thành thái giám phục vụ trong cung. Trong số này có Nguyễn An.
Nguyễn An sinh năm Tân Dậu (1381), quê vùng Hà Đông, nổi tiếng thần đồng là người giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc, cương nghị và liêm khiết. Năm 1397, khi chưa đầy 16 tuổi, Nguyễn An đã có mặt trong các kíp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác cung điện nhà Trần (đời vua Trần Thuận Tông). Chính vì vậy, khi quyết định xây dựng Tử Cấm Thành, nghe tiếng Nguyễn An là có người tài kiến trúc lại liêm khiết, vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) giao cho ông trọng trách là tổng đốc công xây dựng công trình này.
Trong Sách Kinh thành ký thắng của mình, Dương Sĩ Kỳ có viết: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”
Tử Cấm Thành có diện tích 72 vạn m2, gồm 800 cung và 8.886 phòng, được Nguyễn An thiết kế gồm một vòng cung hình chữ nhật bao quanh cả kinh thành. Toàn thành có 9 cổng và 3 lớp vòng thành (tam trùng thành quách). So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Trung Quốc, Tử Cấm Thành có hai điểm mới. Thứ nhất, Tử Cấm Thành có hình chữ nhật trong khi các các kinh thành cũ thiết kế kiểu hình vuông, theo nguyên tắc “tiền triều, hậu thị”, tức cung điện phía trước, chợ búa phía sau. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành trong khi kinh thành cũ thường chỉ có 1 đến 2 lớp. Hai sự thay đổi này được đánh giá là chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt Nam coi trọng số lẻ, chẳng hạn như Cổ Loa cũng có 3 vòng thành.
Có thể nói, từ khâu lên ý tưởng thiết kế, phác thảo đồ án đến đào tạo nhân sự, chỉ đạo giám sát thi công, ông đều tham gia. Trong gần 14 năm ấy, vị KTS người Việt đã phải chịu rất nhiều sức ép từ phía triều đại Nhà Minh.
Ông phải thức suốt đêm để lên phương án. Sau cùng, lấy ý tưởng từ chiếc lồng nuôi dế của mình làm nền cho kiểu kiến trúc có mái xếp tầng xếp lớp. Và đến thời điểm hiện tại, kiến trúc mái xếp tầng vẫn là biểu tượng đặc trưng của Tử Cấm Thành. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành uy nghi như hiện nay là đóng góp không của của ông.
Các tư liệu lịch sử cũng cho biết, sau khi hoàn thành một năm, năm 1421 ba điện lớn (điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa) cùng hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An được giao xây lại và chỉ một năm sau ông đã hoàn thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào