Lý do Tử Cấm Thành vẫn 'bất tử' dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn?
Chu Nguyên Chương: Ăn canh đậu phụ tấm tắc khen ngon nhưng vừa rời đi đã sai người "xử" ngay chủ quán / 3 sự trùng hợp kỳ lạ nhất thế giới, khoa học không thể lý giải nổi
Tử Cấm Thành có diện tích rộng lớn với hàng nghìn phòng ốc nhưng hầu hết đều sử dụng gỗ làm vật liệu xây dựng chủ đạo. Đây cũng là vật liệu dễ bén lửa nếu không may xảy ra hỏa hoạn.
Tuy nhiên trải qua 24 đời Hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh), mọi kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành cho đến hiện nay vẫn giữ nguyên ven giá trị. Vậy bí quyết nằm ở đâu?
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Internet).
Theo sử sách ghi lại, trong suốt 24 triều vua, Tử Cấm Thành xảy ra gần 100 vụ cháy với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến đều do việc đốt đèn, nến, lò sưởi, đốt pháo hoa hoặc bị sét đánh.
Trong rất nhiều vụ cháy, nổi bật nhất phải kể đến vụ cháy nghiêm trọng ở điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo hòa thời nhà Minh (1922). Nguyên nhân là do sét đánh. Phải mất đến 3 năm sau, nhà Minh mới trùng tu, hoàn tất sửa sang trở lại như ban đầu.
Cố Cung là điểm tham quan du lịch nhất định phải ghé khi đến Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Dần dần triều đình ý thức hơn về việc dễ bị hỏa hoạn. Để chống cháy, Hoàng đế đã đề ra quy định chi tiết về việc đốt lửa. Thêm nữa, khắp Tử Cấm Thành sẽ được bố trí hơn 300 vại nước, trong mỗi vại chứa 3.000 lít nước và luôn luôn đầy, để phòng trường hợp dùng để dập lửa lúc hỏa hoạn.
Ngoài ra, cung điện còn thành lập hẳn một lực lượng "phòng cháy chữa cháy" với quy mô từ 100-200 người. Đội chuyên trách này sẽ xuất hiện làm nhiệm vụ dập lửa mỗi khi "bà hỏa" ghé thăm.
Nhờ những biện pháp thông minh, thực tế, thậm chí có phần hiện đại, cho đến nay Cố Cung vẫn luôn là di sản "bất tử" trước mọi thăng trầm của thời gian và lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng sà xuống bắt trẻ em và màn giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Thấy con gái bị chó Becgie tấn công, cha lao ra giải cứu và cái kết
CLIP: Đi săn kỳ đà, đại bàng từ kẻ đi săn biến thành con mồi
Nghiên cứu mới phát hiện việc đi bộ hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
CLIP: Sư tử đực lao vào “giải cứu mỹ nhân”, đàn linh cẩu tháo chạy tán loạn

CLIP: Rắn Vua tung đòn hiểm, hạ gục “ông trùm” nọc độc chỉ trong tích tắc