Từ những bông hoa, ong không chỉ tạo ra mật mà còn có cả… bánh mì
Hãi hùng 'cơn ác mộng' mang tên ong bắp cày khổng lồ / Tử chiến kinh hoàng của ong bắp cày và chuồn chuồn
Khi di chuyển từ bông hoa này sang bông hoa khác, loài ong giúp thực vật có thể thụ phấn nhờ các hạt phấn bám trên người của chúng. Tuy nhiên, ong không phải là kẻ giao phấn không công, mà trên thực tế chúng giữ lại rất nhiều hạt phấn cho mục đích riêng của mình.
Như chúng ta đều biết, ong sẽ dùng số mật hoa mà chúng hút được để tạo thành mật ong, chính là nguồn thức ăn của cả đàn ong. Tuy nhiên, mật ong lại không phải là món ăn duy nhất của loài côn trùng này. Trên thực tế, thành phần chính của mật ong là đường, vì vậy loại thực phẩm này gần như chỉ đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho loài ong hoạt động. Để tồn tại, chúng cần được cung cấp protein, đóng vai trò là nguyên liệu cấu trúc cho cơ thể. Và phấn hoa chính là nguồn cung cấp protein đang được nhắc đến.
Khi ong đáp xuống một bông hoa, chúng sẽ chủ động lấy các hạt phấn bằng cách gặm và liếm. Sau đó, chúng sẽ dùng chân trước phủ đầy lông của mình, quét các hạt phấn bám trên mắt, râu , miệng, trong quá trình này ong sẽ trộn phấn hoa với mật hoa hoặc mật ong, mà chúng dự trữ trong một loại dạ dày đặc biệt của mình.
Tiếp theo, ong dùng chân trước, chân giữa và chân sau của mình để di chuyển khối phấn hoa đã được nhào nặn, theo giống cách mà băng chuyền hoạt động, cuối cùng giữ khối phấn ở chân sau, bằng một kết cấu đặc biệt gọi là giỏ phấn. Để thực hiện nhiệm vụ này, giỏ phấn có cấu tạo hình lòng chảo cùng các sợi lông dài và có khả năng ôm gọn khối phấn hoa vào bên trong.
Khối phấn hoa này sẽ được ong đưa về tổ và cho vào các hốc nằm kế cận nơi mà ấu trùng ong non đang phát triển. Hỗn hợp phấn hoa trộn với mật này còn được gọi là “Bánh mì ong”.
Bánh mì ong là nguồn cung cấp protein chủ chốt của cả đàn ong. Những chú ong trưởng thành ăn bánh mì ong tạo ra một loại thức ăn dạng lỏng, tương tự như sữa của động vật có vú, để mớm cho các ấu trùng ong đang phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần