Từ nô tỳ trở thành sủng phi và cái kết cuộc đời nhiều bí ẩn của nữ nhân được "Quỷ Vương" khét tiếng sử Việt yêu chiều
CIA tiết lộ người ngoài hành tinh từng hóa đá 23 binh sĩ Liên Xô / Người ngoài hành tinh có thể sống trong dầu
Một trong những lý do khiến các câu chuyện về 3000 giai lệ ở hậu cung của Hoàng đế Trung Quốc xưa vẫn lôi cuốn hấp dẫn và khơi gợi sự tò mò của hậu thế cho đến thời điểm này có thể xuất phát sự mâu thuẫn giữa các phi tần. Tuy đều nhập cung dưới danh nghĩa hầu hạ bậc đế vương, tuy nhiên, động cơ cũng như mục đích của mỗi người chưa chắc đã giống nhau.
Điều này được phản ánh qua nhiều câu chuyện, nhưng nguồn gốc chung thường bắt đầu từ xuất thân của mỗi phi tần. Có người xuất thân khuê các danh môn, mẫu tộc nhiều đời hiển hách, nhập cung để củng cố địa vị; nhưng cũng có không ít phi tần là thường dân hay cung nữ, vô tình lọt vào mắt xanh và được bậc đế vương sủng ái, từ đó một bước lên tiên, nhận được thập phần vinh hiển.
Ở phương Bắc là thế, lịch sử nước Nam cũng ghi nhận lại không ít những nữ nhân làm khuynh đảo cả triều đại, tạo nên giai thoại, có xuất thân ban đầu tưởng chừng như vô cùng thấp kém và một trong số đó chắc chắn không thể không kể đến Lê Thị Thanh - Mẫn Lệ phi của Hoàng đế Lê Uy Mục, vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Lê sơ.
Từ nô tỳ trở thành sủng phiTheo sử sách, người phụ nữ có số phận đặc biệt này chính là Lê Thị Thanh. Nhiều tài liệu không ghi lại năm sinh, năm mất của bà, chỉ biết quê bà ở xã Sa Lung, châu Minh Linh, nay thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Theo Đại Việt thông sử, gia đình Lê Thị Thanh vì mang tội mà bị sung làm nô tỳ. Khi Lê Uy Mục còn ở nơi dành cho Hoàng tử, Lê Thị Thanh đã theo thầy dạy đến gần nơi của ông. Khi gặp Lê Thị Thanh, Lê Uy Mục đem lòng yêu thương nàng.
Sách Ô Châu cận lục có ghi chép: “Vương thấy bà lấy làm vừa ý. Hai bên trở nên quyến luyến nhau. Một hôm, vương dùng chân khèo chân bà. Khi về, bà đem chuyện ấy kể lại với sư mẫu, sư mẫu nói rằng: 'Vậy là vương thử lòng con, sau này con thấy vương làm như thế thì dùng hai tay che chân vương lại để tỏ ý thân'. Hôm sau, bà làm theo đúng cách sư mẫu dạy. Vương rất hài lòng, từ đó về sau không cố ý chọc ghẹo nữa. Riêng bà cũng giữ kín mối tình đẹp này, không để lộ ra”.
Sau khi Lê Uy Mục lên ngôi, Lê Thị Thanh được đón vào cung và bà dường như độc chiếm tình yêu của vua, được phong làm vương phi. Với nhan sắc và sự thông minh của mình, con đường thăng phi của Lê thị đạt đến vinh quang vô hạn. Nàng liên tục được thăng phi vị.
Thậm chí, anh và em trai của Lê thị cũng được ban tước hiệu. Anh trai bà được phong tước Tấn Trung tử còn người em trai của bà thì được phong làm Kinh lược sứ. Họ được giao nhiệm vụ khai phá thêm những vùng đất hoang mới và chiêu mộ thêm dân chúng. Họ đã lập nên nhiều làng, xã, những nơi họ khai phá kéo dài từ vùng Sen Thủy (Quảng Bình) đến vùng Hạ Bạn (Gio Linh, Quảng Trị ngày nay).
Cái kết bí ẩnTuy nhiên, do Lê Uy Mục là một vị Hoàng đế tàn bạo, hoang dâm, không chăm lo chính sự suốt ngày chìm đắm trong rượu chè, cộng với việc giết hại Đại thần không ghê tay, thậm chí dân gian còn gán cho ông danh hiệu "Quỷ Vương" nên cuộc đời của nữ nhân được ông sủng ái, suy cho cùng cũng chẳng sống trong nhung lụa được ít lâu.
Sử sách ghi chép, Lê Uy Mục lên ngôi được 4 năm thì bị truất ngôi trở thành Mẫn Lệ vương, Lệ phi cũng bị giáng xuống chức Mẫn Lệ phi. Sau khi Uy Mục đế qua đời, Mẫn Lệ phi được đưa vào làm phi tần trong hậu cung của tân đế - vua Lê Tương Dực (cũng có thuyết nói rằng, bà bị Vũ Tá hầuPhùng Mại cưỡng bức xong không rõ cuộc đời về sau).
Thế nhưng dân gian lại lan truyền rằng vị sủng phi này của Lê Uy Mục trở về cố hương và sống đến hết đời để khai hoang, lập đất cho dân. Theo sách Ô Châu cận lục, nhờ công lao khai khẩn lập ấp, anh em Lê quý phi được người dân tưởng nhớ công lao, sau khi qua đời, anh em bà được lập miếu thờ ở nhiều nơi.
Trải qua những biến động của lịch sử, qua hàng thế kỷ, tất cả những miếu thờ của bà bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu chính thờ Lê thị tại làng Sa Trung của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Ngôi miếu của Mẫn Lệ phi ở làng Sa Trung được người dân gọi với nhiều tên khác nhau như miếu bà vương phi họ Lê, miếu bà chúa, miếu bà Mẫn Lệ phi, một số khác lại gọi là miếu bà Râm, với ngụ ý khen ngợi. Hàng năm, vào 27/3 Âm lịch, người dân lân cận sẽ tế lễ để tưởng nhớ bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn