Tứ Xuyên có một khu rừng đẹp tuyệt nhưng hễ ai tới là người dân lại lắc đầu: Đừng dại mà vào!
Ngửi thấy mùi hôi thối kỳ lạ trong tường, thợ xây đập ra bàng hoàng phát hiện sự thật / Kỳ lạ dê đột biến sinh ra với khuôn mặt giống hệt người
Khu rừng kì lạ tại Tứ Xuyên
Hắc Trúc Câu nằm ở khu tự trị Nga Biên, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nơi đây có tổng diện tích lên đến 838km2, cao hơn mực nước biển khoảng 1500 - 4288m với địa hình chủ yếu là các khu rừng nguyên sinh.
Hắc Trúc Câu từng được các nhà thám hiểm đánh giá là bức tranh tự nhiên xinh đẹp của mẹ thiên nhiên, vì có nhiều cảnh đẹp như hồ băng ngầm, thung lũng ngàn hoa và những ngọn núi hùng vĩ…
Mặc dù được tạo hoá ban tặng phong cảnh tuyệt trần, nhưng nơi đây lại rất hiếm người lui tới. Một phần vì địa hình ở đây vẫn còn quá hoang sơ hiểm trở, một phần khác là do những khuyến cáo từ địa phương yêu cầu người dân hạn chế đi sâu vào khu vực Hắc Trúc Câu.
Điểm du lịch tại đây cũng chỉ được khai thác một vùng cực nhỏ và rất ít người đến tham quan.
Chuyện gì đã xảy ra tại Hắc Trúc Câu?
Trong Hắc Trúc Câu có một cánh cổng đá được người dân bản địa gọi là “cánh cửa địa ngục” vì nơi đây đã từng xảy ra rất nhiều vụ mất tích kỳ lạ.
Những vụ mất tích kỳ lạ liên tục xảy ra từ những năm 1950 cho đến tận năm 2015. Đặc biệt là vụ mất tích “bí ẩn” của 5 nhà thám hiểm vào tháng 8/2014. Sau đó, đội cứu hộ đã tiến hành tìm kiếm nhưng chỉ phát hiện ra 2 bộ hài cốt của người trong đoàn thám hiểm, những người còn lại cho đến hiện tại vẫn bặt vô âm tín.
Do đó, một số người dân bản địa cho rằng Hắc Trúc Câu là vùng đất “ăn thịt người” hay còn gọi là “tam giác quỷ Bermuda của Trung Quốc”.
Để tránh khiến người dân hoang mang, các nhà khoa học đã vào cuộc và tiến hành điều tra khảo sát khu vực này. Sau 2 năm tìm hiểu và nguyên cứu, cuối cùng họ cũng đã vén màn được những bí ẩn này.
Vén màn bí ẩn những vụ mất tích tại Hắc Trúc Câu
Các nhà khoa học phát hiện từ trường tại Hắc Trúc Câu có nhiều sự dị thường, đặc biệt là ở khu vực cổng đá, từ trường mạnh lên một cách bất thường (gấp 20 - 30 lần bình thường) và kéo dài 60 km vào sâu trong Hắc Trúc Câu.
Chính hiện tượng dị thường từ này là nguyên do khiến cho la bàn không hoạt động tại Hắc Trúc Câu, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định phương hướng tại đây.
Như chúng ta đã biết, khi di chuyển trong rừng sâu thì việc xác định phương hướng vô cùng quan trọng. Do đó, có thể nói dị thường từ là một trong những lý do khiến nhiều người bị lạc và mất tích tại đây.
Ngoài ra, trên phương diện y học các nhà khoa học cũng phân tích cho biết, trong môi trường từ trường quá mạnh dễ khiến chúng ta gặp các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng… Cộng thêm địa hình hiểm trở, khí hậu thay đổi thất thường đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của những người đến đây.
Do đó, mặc dù Hắc Trúc Câu có phong cảnh rất đẹp, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không phải ai cũng đủ điều kiện sức khoẻ để đến đây tham quan. Đồng thời hạn chế người đến đây thám hiểm vì tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Hiện tại, Hắc Trúc Câu được Trung Quốc công nhận là khu vực bảo tồn tự nhiên cấp quốc gia, một số “vùng an toàn” tại đây cũng đã bắt đầu được khai thác để trở thành địa điểm du lịch nhưng vẫn rất ít người biết đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản