Tục lệ sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn ở Trung Quốc
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ / Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là Lễ cô hồn không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là một dịp lễ tết quan trọng của nhiều quốc gia Á đông. Và ngay cả các nước ở châu Âu cũng có những lễ cô hồn
Trung Quốc
Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch và thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng.
Trung Quốc thả đèn hoa đăng trong tháng cô hồn.
Ngoài ra thì ở Trung Quốc vào tháng 7 Âm lịch cũng thường tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Một hoạt động đặc biệt diễn ra trong ngày Rằm tháng 7 duy chỉ có ở Trung Quốc đó là sờ ngực các cô gái. Vào những ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch hàng năm thì các chàng trai dân tọc Di tại Vân Nam sẽ được xuống đường sờ ngực các cô gái mà không sợ bị coi là “yêu râu xanh”.
Tục lệ sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn
Hoạt động này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa, linh hồn của các chàng trai trẻ chết trên chiến trường chưa lập gia đình sẽ không được siêu thoát vì chưa từng gần gũi phụ nữ trước khi qua đời. Thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ trong trắng và chưa bị đàn ông sờ vào vòng 1 để làm vật tế cùng linh hồn sang thế giới bên kia.
Do đó, nếu muốn không bị chọn làm vật tế, những thiếu nữ đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực của họ. Dần dần, hoạt động đặc biệt này được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay với sự tham gia của các cặp nam thanh nữ tú chưa lập gia đình
Nhật Bản
Lễ cô hồn ở Nhật Bản thường được tổ chức vào Rằm tháng 7 hoặc Rằm tháng 8 tùy theo từng địa phương. Cũng tương tự như Việt Nam, đây là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn của tổ tiên về cúng giỗ. Những người còn sống muốn bày tỏ ước nguyện của mình với gia tiên đã khuất thì viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước đó sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
Người Nhật treo ước nguyện lên cây trúc
Trong những ngày này thì ở Nhật cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ và những điệu múa truyền thống là không thể thiếu được. Những đoàn người mặc trang phục cổ truyền múa điệu múa đặc trưng đi diễu hành khắp các phố. Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Phong tục này được người Nhật duy trì trong suốt 500 năm qua.
Màn múa truyền thống của người Nhật.
Ngày nay, Rằm tháng 7 ở Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một ngày lễ mà còn là dịp để gia đình đoàn tụ, những người đi làm ở xa cũng sẽ quay về nhà để thăm viếng mộ tổ tiên.
Ở Singapore và Malaysia
Tại Singapore và Malaysia cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Á thì những buổi văn nghệ quần chúng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ cô hồn. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Tiền dựng rạp và thuê người biểu diễn sẽ do người dân địa phương cùng nhau quyên góp. Các nước vẫn duy trì tục lệ thăm viếng phần mộ của người thân quá cố để sửa sang, quét dọn lăng mộ.
Ngoài ra, họ còn đốt giấy tiền, vàng mã cho người quá cố bởi họ tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra.
Người dân ở Kajang, Malaysia trong đốt vàng mã cho những người đã khuất
Singapore giăng đèn lồng khắp phố
Người dân Singapore thắp hương, đốt vàng mã trong ngày rằm tháng Bảy.
Người dân đi hóa vàng mã trong ngày rằm tháng bảy
Phương Tây
Không chỉ ở các quốc gia châu Á, mà ở phương Tây và nhiều nơi trên thế giới có lễ tương như Xá tội vong nhân đó chính là lễ hội Halloween.
Lễ hội Halloween (nghĩa là Ma lộ hình) này có từ thời của người Celts cổ, diễn ra vào 31/10 dương lịch. Người phương Tây cổ cho rằng, vào đêm cuối tháng 10, cánh cửa địa ngục sẽ mở ra, ma quỷ từ đó sẽ thoát lên trên trần thế giống như những linh hồn phương Đông. Đặc biệt, chúng rất thích trêu ghẹo, phá phách cuộc sống của người dân. Cũng vì thế mà trong lễ hội này, tập tục đốt lửa, hóa trang thành quỷ không thể thiếu để xua đuổi ma quỷ, tránh bị chúng làm phiền.
Halloween của phương Tây cũng giống như ngày Xá tội vong nhân.
Theo nhiều tài liệu, đây vốn là nét văn hóa truyền thống của người Ireland, Scotland và xứ Wales cổ. Theo thời gian, nó dần trở nên phổ biến toàn cầu với nhiều hoạt động như hóa trang, "trick or treat"… như ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc