Khám phá

Từng 'hô mưa gọi gió' khiến bao người kinh hồn bạt vía, Cẩm y vệ và Đông xưởng đã ở đâu khi vua treo cổ chết, Minh triều diệt vong?

Được lập ra để củng cố quyền lực cho vua, thế nhưng khi hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh treo cổ tự tử, không có bóng dáng người của Cẩm y vệ hay Đông xưởng ở bên cạnh.

Vị phi tần bị giáng chức vẫn ở hậu cung qua 4 đời Hoàng đế là ai? / Đừng tưởng làm vua mà sướng, Hoàng đế nhà Thanh phải dậy từ 5 giờ sáng, 'ân ái' cũng có người giám sát

Vào năm 1644, quân Đại Thuận đánh phá thành Bắc Kinh. Trước cảnh giang sơn Đại Minh trở nên tan nát, Hoàng đế Sùng Trinh đã chọn treo cổ tự vẫn trên Môi Sơn, minh triều diệt vong.

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là, khi Hoàng đế Sùng Trinh treo cổ tự vẫn, hai tổ chức Cẩm y vệ và Đông xưởng khiến người ta kinh hồn bạt vía đã ở đâu?

Chức năng nhiệm vụ của Cẩm y vệ và Đông xưởng

Cẩm y vệ và Đông xưởng từ khi ra đời đã có chức năng nhiệm vụ giám sát thiên hạ, lấy việc duy trì sự thống trị của hoàng quyền làm tôn chỉ, vậy tại sao khi Hoàng đế Sùng Trinh chết, cả 2 tổ chức này đều không có một ai ở bên cạnh bảo vệ ông?

Cẩm y vệ được Chu Nguyên Chương lập nên, ban đầu được dùng làm đội nghi trượng cho Hoàng đế. Nhưng cùng với sự phát triển của thời gian, Cẩm y vệ dần trở thành cơ quan đặc nhiệm giúp Hoàng đế giám sát quần thần. Trên có hoàng thân quốc thích, dưới có dân thường áo vải, không ai không sợ hãi kính nể tổ chức này.

Về sau, để kìm hãm quyền lợi của Cẩm y vệ, Minh Thành Tổ lại lập thêm cơ quan Đông xưởng, để Cẩm y vệ và Đông xưởng giữ duy trì trạng thái cân bằng.

Đông xưởng và Cẩm y vệ kết hợp thành "Xưởng vệ", sau khi nhận được ý chỉ của Hoàng đế, họ có thể tuỳ ý bắt bớ các quan văn võ bị tình nghi. Được sự chấp thuận của hoàng quyền, Xưởng vệ làm việc càng thêm trắng trợn vô lối.

Từng hô mưa gọi gió khiến bao người kinh hồn bạt vía, Cẩm y vệ và Đông xưởng đã ở đâu khi vua treo cổ chết, Minh triều diệt vong? - Ảnh 2.
Cẩm Y Vệ giữ vai trò là cận vệ thân tín của vua chúa nhà Minh và là lực lượng "hộ mạng" cho các Hoàng đế của vương triều này.

Đến cuối thời nhà Minh, do mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, quân khởi nghĩa nông dân ở các địa phương và quân Hậu Kim không ngừng nổi dậy, để đối phó với chiến tranh kéo dài liên miên, Cẩm y vệ thường xuyên được cử đi điều tra tình báo quân sự còn Đông xưởng được cử đi giám sát các tướng lĩnh quân đội, từ đó giúp Hoàng đế nắm vững động thái quân sự trên chiến trường.

Đầu hàng nhà Thanh

Sau biến cố Giáp Thân (1644), quân Thanh tiến vào Sơn Hải quan giành giật Trung Nguyên.

Do chiến sự dữ dội, quân số không đủ, Cẩm y vệ thường xuyên được cử đi phòng thủ thành trì, vì Cẩm y vệ không phải cơ quan quân đội mà là cơ quan tình báo, cho nên một lượng lớn người của Cẩm y vệ đã chết trên chiến trường.

Khi ấy thủ lĩnh của Đông xưởng là thái giám Vương Đức Hóa. Khi đại quân của Lý Tự Thành kéo tới sát tường thành, Binh bộ Thượng thư Trương Tấn Ngạn đã mở cửa ô Chính Dương đón quân Sấm Vương vào trong, Vương Đức Hóa thấy vậy bèn mắng chửi Trương Tấn Ngạn, trách ông ta bất trung bất hiếu.

 

Nhưng tới buổi trưa, Vương Đức Hóa lại đích thân dẫn đám thuộc hạ tới cửa ô Đức Thắng chào đón Lý Tự Thành. Cũng từ đó, Đông xưởng quy thuận Sấm Vương Lý Tự Thành.

Về phía Đông xưởng, chỉ có thái giám Vương Thừa Ân trung thành với nhà Minh. Khi Hoàng đế Sùng Trinh treo cổ tự vẫn trên cây, Vương Thừa Ân cũng treo cổ tự vẫn trên cây hải đường bên cạnh.

Từng hô mưa gọi gió khiến bao người kinh hồn bạt vía, Cẩm y vệ và Đông xưởng đã ở đâu khi vua treo cổ chết, Minh triều diệt vong? - Ảnh 4.
Phần lớn các quan viên của Cẩm y vệ đều đã chọn đầu hàng quân Thanh trong bối cảnh Minh triều diệt vong.

Chỉ huy sứ cuối cùng của Cẩm y vệ là Lạc Dưỡng Tính. Khi Lý Tự Thành đánh vào thành Bắc Kinh, Lạc Dưỡng Tính đem quân chống lại, nhưng cuối cùng bị bắt sống. Để đoạt lấy ngân lượng, quân Đại Thuận đã tra tấn ông dã man. Cuối cùng Lạc Dưỡng Tính phải nộp ra ba vạn lượng bạc trắng mới được tha chết.

Vào tháng 5 năm 1644, kinh thành đồn rằng Lý Tự Thành sẽ đón con trai của Sùng Trinh về kinh kế vị, vậy là Lạc Dưỡng Tính và những người khác đợi ở bên ngoài cửa ô Triều Dương, nhưng cuối cùng lại đón phải quân Thanh.

Lạc Dưỡng Tính thấy tình thế không thể cứu vãn, bèn thuận thế đầu hàng quân Thanh, Cẩm y vệ cũng được quân Thanh thu nạp và bố trị lại toàn bộ.

 

Còn những quan viên khác của Cẩm y vệ, có vài người lựa chọn đào tẩu, sống mai danh ẩn tích; có vài người lại chọn chết theo nước; phần đông lựa chọn quy thuận nhà Thanh.

Chỉ có một người là chỉ huy đồng tri Lý Nhược Liễn đã luôn tử thủ lầu thành cho đến lúc chết vào ngày Lý Tự Thành công thành, để lại cho đời một khúc ca bi tráng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm