Khám phá

Tuổi thọ của loài người có thể đạt tới 1.000, chuyên gia: Chìa khóa ở tế bào bất tử này

Tuyên bố về tế bào đặc biệt này của tiến sĩ Aubrey de Grey tại 1 buổi hội thảo khoa học đã làm rúng động cả thế giới.

Ở thế giới ngoài Trái Đất này, con người sẽ thở nhờ... đất / Tại sao con người không tiến hóa để có thể sở hữu nọc độc như loài rắn?

Theo "Thần tiên truyện" thì Bành Tổ là cháu 6 đời của vua Chuyên Húc. Ông là người sống tới 767 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh. Ông đã trải qua nhà Hạ đến tận cuối thời nhà Ân và còn được mời giữ chức Đại phu. Thế nhưng tới sau thời nhà Thương và nhà Chu, trong sử sách hay truyền thuyết không còn thấy ghi lại ai sống trường thọ như vậy nữa.

Tuy nhiên, sau đó các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng, vào thời cổ đại, người xưa sử dụng cách tính 1 năm là 60 ngày, tức là 60 ngày sẽ được coi là 1 năm tuổi. Vì thế, tuổi thật của Bành Tổ chỉ đạt khoảng 127 tuổi. Dù vậy thì đối với hậu thế, một người có thể sống khỏe mạnh tới hơn 100 tuổi như Bành Tổ đã được coi là kỳ tích.

Con người có thể sống hơn 100 tuổi

Từ câu chuyện này, nhiều nhà khoa học bắt đầu theo đuổi việc nghiên cứu về các mã gen trường thọ của con người. Trong thế giới hiện đại, nhờ các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ y học phát triển thì tuổi thọ của loài người ngày càng cao. Vậy theo cách tính của họ thì tuổi thọ giới hạn của con người là bao lâu?

Ngay từ thế kỉ XIX, nhà thống kê học người Anh Benjamin Gompertz đã tính ra định luật tử vong của 1 người và gọi nó là định luật Gompertz-Makeham. Theo định luật này, tỷ lệ tử vong của 1 người sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 8 năm kể từ khi người đó bước qua độ tuổi 30.

Tuổi thọ của loài người có thể đạt tới 1.000, chuyên gia: Chìa khóa ở tế bào bất tử này - Ảnh 1.

Để chống lại sự lão hóa, con người bắt đầu theo đuổi việc tìm kiếm sự trường sinh bất lão. (Ảnh: Baidu)

Văn phòng Thống kê của vương quốc Anh đã đưa ra dự đoán rằng con người trong tương lai sẽ đạt mức tuổi thọ trung bình là 100. Theo dự báo này, phụ nữ ở Anh quốc sẽ đạt tuổi thọ bình quân 100 tuổi vào năm 2055, và nam giới đạt tuổi thọ 100 vào năm 2080.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Royal Society Open Science, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL) đã sử dụng phương pháp ngoại suy để phân tích các dữ liệu hiện có. Họ đã thu thập được dữ liệu về tuổi thọ của hơn 1.100 người "siêu thọ" tại 13 quốc gia. Ngoài ra họ còn thu thập dữ liệu của những người cao tuổi tại Ý trong các năm từ 2009 đến 2015. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, con người có thể sống ít nhất tới 130 tuổi hoặc lâu hơn nữa. Tuy tỷ lệ này thấp nhưng không phải là không có.

Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của các giáo sư từ đại học Matxcova cùng Viện Sinh học biển Nga đã thực hiện dựa trên các sinh vật biển. Trong nghiên cứu của họ, cá mập Greenland là loài có tuổi thọ trung bình nhiều nhất. Tuổi thọ trung bình của chúng là 392 năm, cao nhất lên tới 512 năm. Họ cũng tính toán ra tuổi thọ cao nhất của loài người là khoảng 168 tuổi.

Đi tìm bí mật "trường sinh bất lão"

Kể từ khi công nghệ sinh học phát triển, các nhà khoa học đã luôn nghiên cứu về các tế bào, họ nhận thấy rằng sự già đi của con người có liên quan tới sự phân chia tế bào. Khi các tế bào già và chết đi thì cũng là lúc con người đi tới hồi kết. Cụ thể, đó là đoạn DNA có trình tự lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể tên là Telomere. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lão hóa sinh học. Trong phần lớn tế bào, độ dài của telomere giảm dần theo tuổi cơ thể.

Mỗi khi một tế bào phân chia, chiều dài của telomere sẽ giảm một chút. Cuối cùng, khi telomere ngắn tới một mức nào đó, tế bào sẽ chết. Elizabeth Blackburn, nhà sinh học tế bào người Mỹ gốc Australia từng đoạt giải Nobel Y học đã ví các telomere giống như đầu mút của dây giày. Khi đầu mút hỏng hoặc văng ra, dây giày bắt đầu sờn và hỏng.

 

Tuổi thọ của loài người có thể đạt tới 1.000, chuyên gia: Chìa khóa ở tế bào bất tử này - Ảnh 3.

Tiến sĩ Ronald DePinho và nhóm cộng sự đã thành công trong thí nghiệm "cải lão hoàn đồng" trên chuột. (Ảnh: Đại học Harvard)

Không cam tâm với kết quả này, một nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện ung thư Dana-Farber ở Ɓoston đã bắt tay vào tìm kiếm bí mật của sự trường sinh bất lão. Sau đó, tiến sĩ Ronald DePinho và các cộng sự củɑ ông đã tìm thấy sự đột phá về việc chống lão hóa giúp con người duy trì thanh xuân mãi mãi. Nội dung củɑ nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Ɲature.

Nhóm của tiến sĩ Ronald DePinho đã đảo ngược được các tác động củɑ sự lão hoá đối với động vật thông quɑ những thử nghiệm trên loài chuột. Họ đã tạo ra những con chuột mɑng gen chứa enzym telomerase có thể kiểm soát được. Loại enzym có tên telomerase này chính là enzym giúp cho telomere duy trì. Những con chuột mang enzym này đều lão hóa rất sớm.

Từ những con chuột này, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng, nếu tái kích hoạt lượng enzym telomerase thì các đoạn telomere sẽ được khôi phục và các triệu chứng của tuổi già cũng sẽ giảm đi. Chỉ trong 2 tháng được cho sử dụng thuốc tăng lượng enzym telomerase, những con chuột này đã phát triển nhiều tế bào mới đến mức có thể coi như "cải lão hoàn đồng".

Sau khi nhóm của tiến sĩ Ronald DePinho công bố kết quả cuộc nghiên cứu này, giới khoa học đã nổ ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, xét trên thực tế, thí nghiệm vẫn chỉ là mới thực hiện trên động vật và chỉ mang tính lý thuyết.

 

Con người bất tử liệu có tốt?

Vào năm 2015, Tiến sĩ Aubrey de Grey - nhà lão khoa người Anh, người sáng lập dự án giảm thiểu quá trình lão hóa (SENS) có trụ sở tại Mỹ đã làm rúng động thế giới khi tuyên bố rằng con người có thể sống thọ tới 1.000 tuổi tại 1 hội thảo khoa học.

Sở dĩ tuyên bố này gây ra làn sóng dư luận là bởi con số này dường như nằm ngoài tầm với của loài người. Thế nhưng Tiến sĩ Aubrey de Grey đã đưa ra dẫn chứng về tế bào bất tử Hela. Theo ông, tiền đề của quá trình lão hóa của con người là do tế bào chết đi sau khoảng 56 lần phân chia. Tuy nhiên, tế bào Hela khác với tế bào bình thường của con người bởi nó chính là tế bào bất tử.

Tế bào này tình cờ được tạo ra bởi George Otto Gey, một nhà khoa học tại bệnh viện Johns Hopkins, Maryland, Mỹ vào năm 1951. Ông lấy mẫu từ một người phụ nữ da đen mắc bệnh ung thư tên là Henrietta Lacks. Sau đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho tế bào là Hela và nó nhanh chóng trở thành mẫu vật vô giá với y khoa toàn cầu.

Tuổi thọ của loài người có thể đạt tới 1.000, chuyên gia: Chìa khóa ở tế bào bất tử này - Ảnh 5.

Theo tiến sĩ Aubrey de Grey, tế bào Hela là chìa khóa của sự bất tử của con người. (Ảnh: Baidu)

Khác với các tế bào người bình thường, tế bào Hela có thể tồn tại và sinh sản bình thường trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học đã sử dụng chúng trong nghiên cứu vắc xin bại liệt, thử nghiệm trong môi trường không trọng lực, nhân bản, tạo bản đồ gen và nuôi cấy mô.

 

Với giới y học, việc sở hữu tế bào bất tử là vô cùng quan trọng trong nghiên cứu. Cho đến nay, ngoài tế bào Hela, chưa ai tìm ra tế bào bất tử nào khác. Kể từ sau khi bước sang thế kỷ 21 tới nay, đã có 5 công trình nghiên cứu dựa trên tế bào Hela đoạt giải Nobel. Và tiến sĩ Aubrey de Grey cho rằng nếu khám phá được bí mật của tế bào Hela, con người có thể sống tới 1.000 tuổi.

Nhưng các nhà khoa học cũng đưa ra băn khoăn rằng liệu loài người khi duy trì được sự bất tử có thực sự tốt hay không? Họ cho rằng không có sự sống bất tử trên Trái đấy là có lý do riêng của nó. Nếu loài người có thể bất tử, dân số sẽ tăng lên quá nhiều, tài nguyên cạn kiệt và tất cả chúng ta cũng như Trái đất đều sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm