Tuổi thọ trung bình của các Hoàng đế Trung Hoa là 39 tuổi, tại sao được sống trong nhung lụa nhưng họ lại không thể sống lâu?
Xem hươu cao cổ hỗn chiến "giành bạn tình" / Sự tuyệt chủng voi ma mút đang cảnh báo nhân loại
Có một thực tế không thể chối cãi là đa phần các Hoàng đế Trung Hoa xưa đều không thể sống lâu. Theo các ghi chép lịch sử liên quan thì tuổi thọ trung bình của các Hoàng đế Trung Hoa phong kiến là 39 tuổi. Rốt cuộc là vì sao?
Có thể xét đến triều đại nhà Minh, tình hình chính trị ở triều đại này tương đối tốt, không có nhiều sự thay đổi Hoàng đế nắm quyền. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của 16 vị Hoàng đế nhà Minh chỉ là 42 tuổi và trong số đó chỉ có 5 vị Hoàng đế sống lâu hơn con số 42 tuổi.
Từ thời Hoàng đế Tuyên Đức đến thời Hoàng đế Chính Đức (từ Hoàng đế thứ 5 đến thứ 11 của triều nhà Minh), có đến 5 vị Hoàng đế qua đời trong năm đầu tiên tại vị. Thậm chí, Hoàng đế Thái Xương (tức Minh Quang Tông, Hoàng đế thứ 15 của triều Minh) chỉ cai trị đất nước chưa đầy 1 tháng thì băng hà.
Trước hết là vấn đề Hoàng đế rèn luyện cơ thể mỗi ngày không đủ, thêm vào đó họ thường xuyên uống rượu. Điều này khiến tình trạng sức khỏe của Hoàng đế dễ dàng suy yếu, và luôn ở mức thấp hơn sức khỏe của người bình thường.
Tiếp theo đó, một phần xuất phát từ áp lực công việc. Là Hoàng đế của một quốc gia rộng lớn như Trung Hoa, họ cần phải dậy sớm mỗi ngày để xử lý chính vụ quốc gia. Và theo thời gian, cách sinh hoạt này đã khiến cơ thể của họ không thể chịu đựng thêm, ngày càng suy kiệt và qua đời khi còn tuổi còn tương đối trẻ.
Ngoài chính sự của đất nước, Hoàng đế còn phải để tâm đến an nguy của bản thân cũng như ổn định ngôi báu của mình. Sự căng thẳng trong tinh thần sẽ càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Thêm vào đó, vị Hoàng đế nào cũng muốn trường sinh bất lão (trẻ mãi không già) nên đã tùy tiện uống thuốc kéo dài tuổi thọ. Chẳng những vậy, Hoàng đế phải sủng hạnh không ít phi tần hậu cung nên cần sử dụng nhiều loại thuốc để bồi bổ cơ thể.
Nhưng, vào thời cổ đại những thuật sĩ điều chế thuốc gần như là kẻ lừa đảo, họ chỉ lấy cái mác "trường sinh bất lão" hay "Xuân dược" để lừa gạt Hoàng đế. Những viên thuốc đó có chứa một lượng kim loại nặng, nếu sử dụng trong thời gian dài, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể. Như thế thì làm sao Hoàng đế có thể sống lâu hơn?
Cuối cùng, đó là áp lực sinh con đẻ cái của Hoàng đế, ông cần phải có nhiều con cháu, càng nhiều càng tốt. Ai cũng biết rõ, trong hậu cung Hoàng đế có hàng nghìn mỹ nữ, nếu mỗi ngày Hoàng đế thị tẩm 1 người thì cũng khó mà thị tẩm toàn bộ nữ nhân hậu cung. Kéo dài tình trạng như vậy, cơ thể dù có khỏe mạnh đến thế nào cũng sẽ có lúc yếu đi.
Tóm lại, Hoàng đế vừa phải tiêu hao sức khỏe thể chất và tinh thần xử lý việc triều chính lại còn phải để tâm chiều chuộng phi tần, cố gắng sinh con đẻ cái, mỗi ngày đều phải tranh đấu với kẻ khác để giữ vững ngôi báu. Lâu ngày sẽ khiến sức khỏe suy yếu, dẫn đến tuổi thọ trở nên ngắn ngủi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?