Tưởng mọc dại trong rừng, chẳng ai ngờ loại gỗ này sánh ngang gỗ đàn hương: Quý giá hơn vàng, ai ai cũng săn lùng!
Ngôi làng gây "nhức mắt" nhất quả đất: Làm bằng gỗ nghiêng ngả đến xiêu vẹo, tồn tại vài thế kỷ rồi nhưng tuyệt nhiên không đổ / Ngắm những ngôi nhà gỗ đẹp và đắt đỏ nhất thế giới
Ở hầu hết các vùng núi của Trung Quốc, có một loại cây rất phổ biến được ví là sánh ngang với gỗ đàn hương, thường được gọi là "Nam đàn bắc chá". Gỗ của loại cây này rất cứng, có thể chìm trong nước, vân đẹp, chống ăn mòn và mài mòn tốt, nhiều người đã nhìn thấy nhưng không biết giá trị thực của nó.
Tên của loài cây này là "chá mộc", một số nơi gọi là cây dâu gai hoặc mỏ quạ. Thân cây có gai, mọc rất chậm, sau mấy chục năm sinh trưởng mới có quả, người không biết cứ tưởng là cây bụi.
"Cách cổ yếu luận" có viết: "Hoa của nó có khuôn mặt ma quái, cánh dày và có màu nhạt". Ở các vùng nông thôn, người dân gọi nó là "vải thiều" vì quả nó mang hơi giống với quả vải nhưng vì có nhiều gai trên cành nên không ai ăn quả của nó.
"Quảng Châu chí" chép: "Cây có màu tía, mùi thơm nhẹ, hoa văn giống như mặt quỷ, còn giống đốm gấu trúc, còn gọi là 'hoa gấu trúc'".
Bên trong thân cây có màu vàng bắt mắt (Ảnh: Sohu)
Công dụng chính của cây dâu gai là để nuôi tằm. Thật ra, phần giá trị nhất của nó chính là phần thân. Gỗ dâu gai được coi như báu vật trong số những sản vật tốt nhất. Gỗ cây đã trở thành 'hàng hiếm' được mọi người săn lùng và tìm kiếm.
Chất liệu lõi của gỗ dâu gai khác với các loại cây gỗ khác là màu vàng ở tâm. Thời xưa, người Trung Quốc thường dùng làm một loại thuốc nhuộm cao cấp cho long bào.
Người xưa có câu: "Nhất liễm vạn kim" nói lên giá trị của loại gỗ này. Trong suốt thời gian qua, đã có không ít người sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô la và đi hàng nghìn dặm chỉ để sở hữu loại gỗ quý này.
Hoàng đế của triều đại nhà Tùy là người đầu tiên mặc áo long bào nhuộm bằng gỗ dâu gai. Kể từ đó, mọi người bắt đầu sử dụng tên của loại cây này để chỉ hoàng đế nói chung.
Trên thực tế, trên thân cây có những chỗ gọi là "mặt ma/quỷ", đó là những vết sẹo để lại sau khi gỗ bị thương hoặc là do quá trình sinh trưởng tự nhiên. Chính những đường vân này đã khiến gỗ dâu gai được giới sưu tầm yêu thích. Hầu hết những cây dâu gai mọc lên từ các khe nứt của đá nên chất lượng gỗ khó có loại cây nào có thể sánh bằng.
Ngày nay, gỗ dâu gai chủ yếu được sử dụng để làm đồ thủ công và đồ trang trí có giá trị. Chất liệu lõi gỗ có vân rất đẹp, màu vàng óng, có thể nhìn thấy những vòng tròn được hình thành qua mỗi năm, vì vậy nó còn được dân gian gọi là "gỗ vàng tâm".
Từng đường nét hoa văn độc đáo, không có quy luật, đường nét uyển chuyển rõ ràng tựa như mây trôi nước chảy mang đến vẻ đẹp độc đáo cho loại gỗ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo