Khám phá

Tương truyền, giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu nhưng không ai dám lấy, vì sao?

Tử Cấm Thành có hàng chục chiếc giếng cổ được cho là chứa rất nhiều ngọc ngà, châu báu, nhưng các nhà khảo cổ hay thường dân vẫn không dám phá giếng để lấy lên. Tại sao vậy.

Điểm danh hầm bí mật giữa trung tâm Sài Gòn / Kỳ dị mèo "2 con nhập một", có 8 chân, 4 tai

Tử Cấm Thành(Cố Cung)vốn là nơi ở của nhiều đời vua trải qua 2 triều đại Minh – Thanh trong lịch sử Trung Quốc, cũng là nơi chứa nhiều của cải, châu báu bậc nhất thiên hạ. Không ít trong số đó được cho là bị đem giấu trong giếng sâu.

Vậy tại sao khi nơi này không còn là nơi bất khả xâm phạm, các nhà khảo cổ hay thường dân vẫn không phá hoặc đào giếng để lấy ngọc quý, cổ vật?

Vì sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành lại có thể chứa nhiều báu vật?

Tử Cấm Thành rộng 720.000 mét vuông, diện tích được dựng thành nhà ở là 150.000 mét vuông, có 70 khu vực cung điện lớn nhỏ, 9000 căn phòng và 70 chiếc giếng cổ.

Mặc dù có số lượng giếng như vậy, nhưng đáng ngạc nhiên là cuối triều Thanh người trong cung lại không dùng nước ở giếng để uống, nước vẫn được chuyển từ ngoài cung vào. Thậm chí, ngay cả nước để tưới cây, chữa cháy cũng được lấy từ bên ngoài.

Lý do là bởi chính những người sống trong cung cũng nghi ngờ về chất lượng nước ở đây. Có thể nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, bị đồn rằng có nhiều người đã tự vẫn dưới giếng .

Giếng trong Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều chuyện hấp dẫn như ma quỷ hay thậm chí là báu vật (Ảnh: Internet)

Giếng trong Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều chuyện hấp dẫn như ma quỷ hay thậm chí là báu vật (Ảnh: Internet)

Ngoài những câu chuyện về người chết thì giếng trong Tử Cấm Thành cũng được cho là chứa nhiều bảo vật, ngọc quý bởi một vài nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, tháng 8 năm 1900, liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh, Từ Hi Thái Hậu cùng triều đình phải chạy lánh nạn về Tây An. Lúc này, do số lượng của cải, châu báu rất nhiều, không thể mang đi hết một cách nhanh chóng nên người ta đã đem ném chúng xuống giếng.

Thứ hai, Tử Cấm Thành là một nơi rộng lớn với hàng ngàn người sinh sống và làm việc, của cải ở đây cũng nhiều, trên danh nghĩa thuộc về hoàng đế. Nhưng chắc chắn nhiều thứ hoàng đế không dùng hoặc thậm chí chưa từng để ý đến.

Hoạn quan và cung nữ được cho là đã ăn trộm đồ vật trong cung nhằm tuồn ra ngoài bán lấy tiền, nếu không tuồn được ra ngoài thì phi tang bằng cách ném xuống giếng trong cung.

 

Thứ ba, nhiều thứ tuy là ngọc ngà châu báu đối với người bình thường nhưng với vua và các hoàng thân quốc thích thì nó chỉ như món đồ chơi trong mắt họ. Có những thứ họ thích, có thứ họ chẳng thèm đoái hoài nên chính họ sẽ ra lệnh ném xuống giếng như một cách tiêu hủy vật vô dụng.

Tương truyền, giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu nhưng không ai dám lấy, vì sao? - Ảnh 2.

Một chiến giếng trong Tử Cấm Thành (Ảnh: Sohu.com)

Tại sao không ai muốn mạo hiểm đào giếng lấy của cải?

Ngày nay thì Tử Cấm Thành không còn là nơi cấm cung nữa. Chưa kể nó còn trả qua bao nhiêu biến cố bị cướp bóc.

Về lý mà nói, các nhà khảo cổ, các đội quân chống lại triều đình hoặc thường dân có thể vào trong cung khai phá những chiếc giếng cổ vì mục đích khác nhau. Nhưng tại sao đa phần mọi người vẫn thờ ơ với việc này? Có phải châu báu đã không còn nhiều?

 

Đầu tiên, đúng là châu báu được giấu xuống giếng khi có biến loạn, Tử Cấm Thành bị chiếm đóng nhưng sau khi triều đình nhà Thanh đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu trở về từ Tây An thì những kẻ hầu người hạ trong cung cũng đã tìm cách lấy lại những thứ họ đem giấu, chứ không phải vứt bỏ là xong

Thứ hai, khi nhà Thanh sụp đổ, (với việc vua Phổ Nghi nhà Thanh ban bố "Tuyên Thống Thoái Vị Thư" (chiếu thoái vị của Tuyên Thống) thì triều đại này chính thức sụp đổ vào năm 1912) vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi vẫn được chính quyền mới của Trung Quốc cho phép ở trong Tử Cấm Thành sinh hoạt như bình thường, chỉ là bị giám sát chặt chẽ mà thôi. Tuy nhiên, Phổ Nghi không còn là vua nữa nên đương nhiên sẽ không có chuyện ông ta thu được thuế hay cống phẩm để sống vương giả nữa.

Trong tự truyện "Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi" do Phổ Nghi viết thừa nhận rằng để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và trả lương cho người hầu thì ông đã phải bán rất nhiều vàng bạc, trang sức, cổ vật, trong đó có cả việc phải tìm những thứ trước đó bị đem giấu ở các nơi trong cung bao gồm cả những thứ bị đem xuống giếng.

Tương truyền, giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu nhưng không ai dám lấy, vì sao? - Ảnh 4.

Những chiếc giếng trong cung thường đặt ở nơi vắng vẻ và miệng khá hẹp (Ảnh: kknews.cc)

Thứ ba, ngay cả khi châu báu còn nhiều dưới giếng thì việc phá bỏ hay chui xuống giếng cũng không hề đơn giản. Vì miệng giếng trong Tử Cấm Thành rất hẹp.

 

Chưa kể người ta còn cho rằng giếng trong cung được liên kết với nhau tạo thành một bể ngầm dưới lòng đất chứ không đơn thuần là có đáy như bình thường nên việc mạo hiểm chui xuống hay phá giếng. Trước kia, khi giấu châu báu xuống giếng có thể người ta không đơn thuần là ném bừa xuống mà có cách nào đó để chỉ có chính người đã giấu mới có thể lấy lại được.

Thứ tư, trong thời kỳ Trung Quốc chiến tranh loạn lạc sau khi nhà Thanh sụp đổ.

Các nhà khảo cổ học, nhà sử học có thể đã rất muốn bảo vệ văn vật, cổ vật nên dù rất khó khăn cũng đã tìm nhiều cách khác nhau để lấy được nhiều nhất cổ vật trong giếng nếu có thể rồi đem chuyển đi hoặc thậm chí là di dời miệng giếng. Mục đích là để bảo tồn giá trị lịch sử khỏi sự tàn phá của chiến tranh.

Như vậy, có nhiều giai thoại về châu báu, cổ vật bị đem giấu dưới giếng trong Tử Cấm Thành nhưng cũng có cơ sở lịch sử để cho thấy rằng số của cải đó đã bị "khai thác" hết. Chưa kể việc phá bỏ hay khai quật giếng cũng không phải đơn giản.

Vậy nên, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không còn đủ sức hấp dẫn với những ai tò mò về châu báu, của cải ở dưới đó nữa.

 

Theo Hoàng Hiệp/Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm