Khám phá

Tuy Hòa Thân tham lam vô độ nhưng đã làm được một việc có ích cho mọi người tới mãi tận bây giờ

Hòa Thân là một vị quan thật sự tồn tại vào thời Thanh, ông nổi tiếng là cực kỳ tham lam, đi tới đâu thì quan lại nơi đó đều sẽ lặng lẽ nhét cho ông chút tiền. Người có mặt xấu thì cũng có mặt tốt, cả đời Hòa Thân tuy tham lam nhưng ông đã làm được một việc tốt mà cho đến nay ai cũng công nhận.

Cách xử lý khi mọc răng khôn thời cổ đại? Sau khi biết quá trình, cư dân mạng: 'Thật tàn nhẫn' / Hé lộ điều bí mật không tưởng về loài mèo mà ít người biết, không đơn giản chỉ là 'meo meo'

Hòa Thân là một vị quan thật sự tồn tại vào thời Thanh, khi ấy Hòa Thân là một người có chức quan rất cao, Hòa Thân đi tới đâu thì quan lại nơi đó đều sẽ lặng lẽ nhét cho ông chút tiền. Vua Càn Long cũng nhìn thấy, trong lòng biết rõ, dù gì thì khi đi du ngoạn đâu đó chỉ cần tìm Hòa Thân lấy tiền là được rồi, thế là xong chuyện. Sau khi Gia Khánh lên ngôi mới tịch thu gia sản của Hòa Thân. Cho dù thế nào thì việc Hòa Thân tham ô đã là chuyện rõ như ban ngày, ai ai cũng biết, chẳng thể thay đổi được.

4cd22c0f19944f20ad73ae0f98a31dd3-ngoisaovn-w639-h440 4

Hòa Thân là vị quan tham lam nổi tiếng dưới triều đại nhà Thanh, do Càn Long cai trị nhưng ông không hề bất tài vô dụng.

Nhưng cho dù Hòa Thân có một phương diện xấu xa như thế nhưng ông ta cũng có một mặt tốt. Thực ra ban đầu Hòa Thân không hề tham lam, chỉ là khi người dưới ông đút lót tiền, Hòa Thân sợ thuộc hạ của mình không tín nhiệm bản thân nữa nên mới nhận tiền. Dần dần trở thành “vòi tiền”. Thế mới nói, học cái xấu thì dễ, học cái tốt mới là khó. Trong mấy chục năm làm quan của mình, Hòa Thân chỉ làm đúng 1 việc có ích mãi tới tận bây giờ, đó chính là quảng bá một cuốn sách làm chấn động thế giới: “Hồng lâu mộng”.

a068d552fb204dfa923e3cb4180d4d49-ngoisaovn-w639-h349 3

Hồi nhỏ, Hòa Thân cực kỳ ham học, hơn nữa khi ấy còn tinh thông ít nhất 4 thứ tiếng dân tộc. Để có thể lấy lòng được vua Càn Long, Hòa Thân còn dốc nhiều tâm sức để nghiên cứu thơ từ ca phú, nghiên cứu văn chương và câu đối. Rất nhiều các học sĩ trong thời Thanh đều cực kỳ kính phục tài năng văn học của Hòa Thân. Năm 1733, Hòa Thân còn đảm nhiệm chức vụ quan biên soạn “Tứ khố toàn thư”, để có thể biên soạn được cuốn sách này thì phải là người có tài năng thực sự.

8033b735fcd74962ba2da02df3686f4f-ngoisaovn-w605-h325 2

Vào một ngày trong năm 1780, Hòa Thân tới nhà của một quan viên cấp dưới uống trà, nhìn thấy một cuốn sách mang tên “Thạch đầu ký”, do bản thân chưa từng đọc nên bắt đầu nghiên cứu cuốn sách ấy. Sau khi đọc xong đã đánh giá rất cao cuốn sách ấy. Nhưng cuốn sách ấy lại là cuốn sách bị nhà Thanh nghiêm cấm phát hành, vì trong cuốn sách này có chứa những từ ngữ và phân đoạn khiếm nhã. Thông qua việc xóa bỏ và chỉnh sửa rất nhiều, tìm được Cao Ngạc - một đại văn nhân thời ấy để sửa và viết tiếp một cái kết viên mãn, đổi tên thành “Hồng lâu mộng”.

 

18e6df0e865645de85006557702b8dff-ngoisaovn-w500-h310 1

Sau đó, Hòa Thân đem cuốn sách này cho vua Càn Long xem trước. Càn Long cũng là một người cực kỳ thích đọc sách, sau khi đọc xong cuốn sách này cũng tấm tắc khen ngợi. Tiếp đó, Hòa Thân liền hủy bỏ lệnh cấm in ấn cuốn sách này, cho phép phát hành cuốn “Hồng lâu mộng” sau khi được cải biên. Từ đó, cuốn sách này bắt đầu được in ấn và phát hành với số lượng lớn.

6ee5c432a31c431abff286b3aa5a98a4-ngoisaovn-w640-h430 0

Phải biết là Càn Long cực kỳ khắt khe đối với văn tự, cứ cách vài tháng là lại “hành hạ” các văn nhân một lần. Trong khi đó, “Hồng lâu mộng” có chứa nhiều chương nêu lên sự phê phán đối với triều đại phong kiến, vậy mà cuốn sách này lại có thể lưu hành trong thời của Càn Long một cách phổ biến đến thế, đây quả thực là công lao to lớn của Hòa Thân.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm