Tuyệt tác các vết nứt trên hồ băng Baikal
Top 10 điểm du lịch nguy hiểm chết người trên thế giới / Những điều thú vị về địa lý thế giới
Khe nứt dài hàng trăm mét ở hồ băng Baikal, Siberia
Những hình ảnh tuyệt đẹp của hồ Baikal ở Siberia được nhiếp ảnh gia Alexey Trofimov chụp lại. Ông mô tả những gì mình thấy là “kỳ diệu” và “siêu nhiên”.
Nhiếp ảnh gia Alexey Trofimov đến từ Bratsk (Nga) chụp được những hình ảnh này khi đang trên đảo Olkhon – hòn đảo hồ lớn thứ 4 thế giới – trong chuyến du lịch gần đây. Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, đồng thời được cho là hồ lâu đời và sâu nhất hành tinh.
“Hồ Baikal trông rất ma thuật. Khi nhìn thấy những khe nứt này, tôi bị hút hồn và không bao giờ quên được. Vết nứt trông giống như không phải tự nhiên tạo ra, khi nóng lên vết nứt thu nhỏ lại, khi trời lạnh các khe hở càng sâu thêm”, nhiếp ảnh gia tả lại.
Các vết nứt được tạo ra do sự giãn nở của băng trên hồ do thay đổi nhiệt độ
Nhiếp ảnh gia Alexey Trofimov thức dậy lúc bình minh để bắt được khoảnh khắc vết nứt dưới bầu trời màu cam rực rỡ
Nhiếp ảnh gia cho biết thêm các vết nứt xuất hiện dày đặc trên hồ Baikal ở Siberia, một vài đường chạy dài từ bên này sang bên kia bờ hồ.
Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và cũng được cho là hồ cổ nhất, sâu nhất thế giới
Alexey Trofimov ở tại một hòn đảo trên hồ và mô tả những gì ông thấy thật “kỳ diệu” và “siêu nhiên”
Ngoài các vết nứt tuyệt tác, nhiếp ảnh gia cũng chụp được một số hình ảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp trên hồ
Mặc dù xuất hiện nhiều vết nứt nhưng do trời quá lạnh, mặt hồ khá an toàn để con người dạo bước
Nhiếp ảnh gia 44 tuổi cho biết lớp băng trên hồ trong tới mức ông có thể thấy làn nước màu xanh đậm bên dưới
Mặt Trời mọc trên hồ Baikal
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?