Khám phá

Uẩn khúc chưa được hóa giải của phi tần mà Càn Long yêu nhất?

Trong những phi tần của mình Càn Long “sủng ái” ai nhất? Cho đến lúc chết vào lăng mộ Càn Long vẫn bảo vệ những phi tần của mình.

Nỗi bất hạnh khủng khiếp ít ai ngờ tới của những công chúa Trung Hoa / Quả cầu phát sáng bí ẩn nghi là UFO xuất hiện phía trên kim tự tháp Ai Cập

Càn Long là một vị hoàng đế anh minh nổi tiếng của thời Mãn Thanh Trung Quốc. Hầu hết người ta biết đến ông như một vị hoàng đế hào hoa, đa tình với rất nhiều mỹ nữ vây quanh. Sử sách chép lại, trong suốt thời gian trị vì, vua Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 bà phi chưa kể hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng khác. Vậy ai mới làngười vua Càn Long yêu nhất?

Lệnh phi – tức Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái, tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc. Gia tộc của bà vốn xuất thân từ Hán tộc, cũng là “bao y”. Sau khi nhập tộc Mãn Châu, gia tộc Ngụy thị được đổi thành Ngụy Giai thị.

Theo sử sách thì bà rất xinh đẹp, không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết.Bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.

Uẩn khúc chưa được hóa giải của phi tần mà Càn Long yêu nhất?

Ảnh minh họa.

Ngụy thị sinh vào năm Ung Chính thứ 5 (1727), tới năm 1745 mới vào cung làm Quý nhân. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10 được phong làm “Lệnh tần”.

Tiếp đó vào năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị lại được tấn phong làm “Hoàng Quý phi”.

Lệnh phi nương nương giống như một bức tranh thủy mạc, đẹp sâu lắng mà cũng thật yên bình. Là một phi tần bên cạnh vua, bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia.

Lệnh hoàng quý phi xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị. Năm 1745, lúc đó Ngụy thị 18 tuổi thì nhập cung, được phong làm Nguỵ Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần.

Năm 1766, hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long là Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị qua đời. Hoàng đế Càn Long không sắc phong cho một phi tần nào làm Hoàng hậu nữa, nhưng Nguỵ Giai thị, với vai trò là phi tử có cấp bậc cao nhất, được giao quyền quản lí hậu cung và thực hiện nhiều bổn phận của Hoàng hậu. Bà thường cùng hoàng đế Càn Long đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.

 

Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.

Bà mất vào ngày 29/1 năm Càn Long thứ 40 (1775), hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng Quý phi.

Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được sáu người con. Hoàng tử Ngung Diễm (Hoàng đế Gia Khánh) là một trong số đó.

Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm được sắc phong làm Hoàng thái tử. Tháng mười năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Uẩn khúc chưa được hóa giải của phi tần mà Càn Long yêu nhất?
Bức họa vẽ Lệnh phi.

Điều bí ẩn trong lăng mộ của Càn Long và các phi tần

 

Điều đáng kinh ngạc hơn vào năm 1975 khi cục văn vật quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4.

Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước. Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này. Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.

Tháng 8 năm 1928 sau khi nghe tin lăng mộ của tổ tiên bị đào bới, vua Phổ Nghi đã vô cùng tức giận và lệnh cho người đến xử lý. Khi dọn dẹp trong địa cung của Dụ lăng, mọi người phát hiện ra một thi thể nữ còn nguyên vẹn, điều này cũng được tìm thấy trong nhật ký ghi chép của Thanh thất dị thần khi tham gia chỉnh lý và dọn dẹp khu lăng mộ.

Uẩn khúc chưa được hóa giải của phi tần mà Càn Long yêu nhất?

6 Quan quách trong lăng mộ của vua Càn Long.

Theo phán đoán của các Thanh thất dị thần thì thi thể nữ này là của Lệnh nghi hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi.

Trong địa cung của Dụ lăng tổng cộng có 6 ngôi mộ, có người chết và nhập táng trước bà, cũng có người sau bà, có người trẻ hơn có người thì già hơn nhưng tại sao tất cả 5 người khác thì đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có thi hài của bà sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm