Văn bia khai quật trong mộ cổ cho thấy hành vi độc địa của Võ Tắc Thiên: Lời đồn nghìn năm dần được xác nhận!
Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Tấm bia trước mộ cao 8m, nặng 99 tấn nhưng không có một chữ nào / Nàng phi tần tài mạo song toàn nhà Đường: Vào cung làm nô lệ và bị Võ Tắc Thiên khắc chữ lên mặt, chết vì quá chú tâm vào quyền lực
Võ Tắc Thiên là con của một gia đình tiểu quý tộc đã đi theo Đường Cao Tổ (566- 635) dựng nước từ sớm. Bà sinh năm 624 sau Công nguyên, thời điểm nhà Đường mới được thành lập (618). Có lẽ không ai có thể ngờ rằng sau này bà sẽ trở thành vợ của vị vua vĩ đại bậc nhất của nhà Đường, càng không thể tưởng tượng được bà sẽ lên ngôi Hoàng đế.
Khi đề cập đến người phụ nữ tài năng này, các sử gia luôn có hai luồng ý kiến phân cực. Một mặt, họ đánh giá rất cao khả năng điều hành đất nước của Võ Tắc Thiên. Mặt khác, họ lại chỉ trích mạnh mẽ sự tàn bạo của bà.
Dã sử (tài liệu lịch sử không chính thức được lưu truyền rộng rãi) cho rằng Võ Tắc Thiên thậm chí đã tự tay giết chết con gái mình để vu oan cho tình địch.
Nhà sử học Tư Mã Quang từng đánh giá về vị nữ hoàng đế này như sau: "Dù lạm dụng quyền lực địa vị để được lòng thiên hạ nhưng cũng đã trừng phạt đúng những kẻ không có năng lực. Tự trị thiên hạ, thông minh tài trí, trọng dụng được hiền tài cho quốc gia."
Nhà Đường đã lùi xa trên dòng thời gian cả ngàn năm, không ai biết được liệu những ghi chép lịch sử còn tồn tại có phải là sự thật. Ngày nay, một số bộ phim thần tượng đã khắc họa hình tượng của Võ Tắc Thiên như một thiếu nữ "trong sáng, thiện lương" giữa cung đình hiểm ác, nhưng thực tế liệu có phải như vậy?
Ngôi mộ Thiểm Tây
Năm 1995, các giáo sư của Đại họcSư phạm tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện một ngôi mộ cổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vì Thiểm Tây vốn là một địa phương có lịch sử lâu đời nên việc tìm thấy cổ mộ không phải điều gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, khi danh tính của chủ nhân ngôi mộ được tiết lộ, nó đã gây ra chấn động không nhỏ trong giới khảo cổ.
Chủ nhân của ngôi mộ cổ này tên là Diêm Trang, sẽ rất khó để tìm được cái tên này trong các tư liệu lịch sử bởi thân thế của Diêm Trang vô cùng đặc biệt: Ông là phụ tá của Lý Hoằng, con trai đầu lòng của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông Lý Trị - chính là người con trai bị đồn do Võ Tắc Thiên hại chết.
Có thể nói người con trai Lý Hoằng là ngôi sao may mắn của Võ Tắc Thiên. Sự tồn tại của vị hoàng tử đã đưa bà trở lại trung tâm quyền lực của nhà Đường, Lý Trị khi đó rất sủng ái hai mẹ con bởi Lý Hoằng chính là kết tinh tình yêu của hai người.
Khi trưởng thành, Lý Hoằng cũng bộc lộ tài năng của mình trong việc phụ tá vua cha, không ai nghi ngờ về việc ông sẽ lên ngôi Hoàng đế. Thế nhưng không may Thái tử Lý Hoằng lại đột ngột qua đời khi mới 22 tuổi.
Đường Cao Tông được tin đã vô cùng thương xót, truy tặng Thái tử Lý Hoằng là "Hiếu Kính Hoàng đế". Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị cha là Hoàng đế lại truy tặng con trai mình làm Hoàng đế. Điều này có thể thấy sự tiếc thương tột bậc của Cao Tông đối với con trai.
Ẩn khuất trong cái chết của Lý Hoằng
Cái chết của Lý Hoằng ở độ tuổi quá trẻ như vậy liệu có tồn tại uẩn khúc? Sử sách viết rất qua loa về vấn đề này. Tuy nhiên, theo "Tân Đường thư" (một sách lịch sử do Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên), Lý Hoằng có thể đã bị Võ Tắc Thiên đầu độc.
Cùng với việc ngôi mộ ở Thiểm Tây được phát hiện, các nhà khảo cổ đã có thêm manh mối về vấn đề này. Nghiên cứu cho thấy chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây chỉ chết sau Thái tử Lý Hoằng mấy tháng.
Người ta tìm thấy trong mộ Lý Hoằng có một văn bia lớn với chiều dài 71cm, rộng 70,5cm, được chia thành 36 dòng, tổng cộng 1231 ký tự. Trên mộ bia có dòng chữ đặc biệt đáng chú ý: "Phiền muộn tích thành bệnh, vướng phải giường kiến mà tai ương; Tà dương chợt buông, theo về chín suối."
Giáo sư Tang Chân từ Đại học Sư phạm tỉnh Thiểm Tây cho biết, những dòng trên văn bia chứng tỏ đây không phải một cái chết tự nhiên!Nhiều chuyên gia phỏng đoán rằng có thể Diêm Trang đã bị lây bệnh từ Thái tử Lý Hoằng. Thái tử chết vì bệnh nên Diêm Trang ra đi sau đó vài tháng là điều dễ hiểu.
Một số khác lại tin rằng Diêm Trang có thể đã biết Võ Tắc Thiên chính là người đã đầu độc con trai mình nhằm trải bước cho con đường quyền lực sau này nên người phụ tá Diêm Trang cũng phải chết theo.
Giả thiết này không phải là không có căn cứ khi trên thực tế Võ Tắc Thiên từ lâu đã chứng tỏ tham vọng quyền lực của bản thân. Con trai thứ của bà và Lý Trị, Lý Hiền - ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Hoàng đế sau anh trai Lý Hoằng cũng bị phế truất và bị ép uống rượu độc tự tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ