Vạn Lý Trường Thành có thể tồn tại hơn 2.000 năm mà không bị sụp đổ: Nhờ một kỹ thuật đặc biệt mà Tần Thủy Hoàng áp dụng trong quá trình xây dựng
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới "mở khóa" kho báu kim loại siêu khủng nguy cơ làm rung chuyển thị trường thế giới, gấp hơn 11 lần trữ lượng của Việt Nam / Sự thật rất sốc về Hồng Hài Nhi: Tuổi thật không phải như chúng ta lầm tưởng khi xem Tây Du Ký
Vạn Lý Trường Thành, biểu tượng vĩ đại của Trung Quốc, đã trở thành một dấu ấn nổi tiếng trên toàn thế giới. Công trình này ra đời vào thời nhà Tần và đã tồn tại bền bỉ ở phía Bắc đất nước suốt hàng nghìn năm. Nếu tính theo thời gian, Vạn Lý Trường Thành đã có lịch sử kéo dài hơn hai nghìn năm. Tuy vậy, công trình vẫn kiên cường đứng vững qua mọi thử thách.
Điều đặc biệt là, phương pháp bảo đảm chất lượng xây dựng của nhà Tần lại cực kỳ đơn giản: họ sử dụng cách chống đỡ một viên gạch bằng hai viên gạch khác, sau đó thả viên gạch thứ tư từ trên cao xuống. Chỉ khi viên gạch dưới cùng không bị vỡ thì mới được xem là đạt tiêu chuẩn. Chính phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt này đã khiến việc cắt xén hay bỏ qua bất kỳ công đoạn nào trở nên không thể. Tần Thủy Hoàng không tiếc tiền bạc trong việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành, thậm chí còn sử dụng thóc gạo quý làm chất kết dính gạch để tạo nên kỳ quan vĩ đại này.
Dù kỹ thuật sử dụng gạo làm chất kết dính đã bị các thế hệ sau này phản đối, nhưng nó vẫn ghi dấu ấn huy hoàng trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc. Là biểu tượng kiên cường của dân tộc, Vạn Lý Trường Thành không chỉ thể hiện trí tuệ và sự kiên trì của người Trung Hoa, mà còn là minh chứng rõ ràng cho những thành tựu khoa học vượt bậc của Trung Quốc cổ đại trong lĩnh vực kiến trúc.
Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng ban hành một bộ luật nổi tiếng trong lịch sử, gọi là "Luật Tần", nhằm siết chặt các quy định liên quan đến việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Theo đó, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những người công nhân tham gia vào công trình này phải làm việc suốt ngày đêm. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc, từ đánh đòn cho đến xử lý bằng hình thức chặt đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đi săn linh dương kudu, sư tử bị con mồi đạp cho trọng thương nhưng cái kết cuối cùng mới gây 'sốc'
CLIP: Bị 2 con chó nhà tấn công dữ dội, rắn hổ mang vẫn không hề hấn gì
Tại sao chim không bị điện giật khi đậu trên dây điện?
CLIP: Trăn Nam Mỹ tham lam nuốt cá sấu và màn giải cứu đầy gay cấn
Vì sao chim bồ câu biết đưa thư dù... không biết chữ?
Vì sao chim ngủ trên cành cây mà không bị ngã? Bí mật nằm ở đôi chân 'khóa an toàn' đặc biệt
Vạn Lý Trường Thành