Khám phá

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây".

Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng? / Các nhà khoa học hồi sinh hạt giống từ 30.000 năm trước! Phải đến khi cây nở hoa, chúng ta mới phát hiện ra sự khác biệt so với thời hiện đại

Theo Live Science, kính viễn vọng không gian James Webb đã tập trung sự chú ý vào một tảng đá không gian kỳ lạ lang thang ở vùng không gian giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương, mang đặc điểm của cả sao chổi và tiểu hành tinh.

Nhưng nó cũng không giống "sao chổi tối", một loại vật thể hiếm vốn là tiểu hành tinh hoạt động như sao chổi đã được ghi nhận trước đây.

Nó mang tên 2060 Chiron, hay được gọi tắt là Chiron, lấy theo tên một nhân mã (người lai ngựa) trong thần thoại Hy Lạp.

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa- Ảnh 1.

2060 Chiron, một vật thể bí ẩn nấp phía sau Sao Mộc - Ảnh: William Gonzalez Sierra

Chiron được phát hiện vào năm 1966, quay quanh Mặt Trời khoảng 50 năm một lần, di chuyển theo một quỹ đạo elip thuôn dài trong khu vực giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương.

Nhưng giờ đây, dưới "mắt thần" của James Webb, các nhà khoa học mới có thể nhìn nó thật rõ ràng, để rồi hoàn toàn bối rối.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Astronomy and Astrophysics, họ đã phát hiện ra carbon dioxide (CO2) và carbon monoxide (CO) đông lạnh trong nhân băng của nó, cũng như carbon dioxide và methane (CH4) trong đám mây khí xung quanh.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy có khí CO trong quầng coma của vật thể này, nhưng các quan sát mới cho thấy CO còn tồn tại ở dạng đông lạnh trên bề mặt của Chiron, cho thấy khí trong coma của nó rất có thể đến từ các hồ chứa trên bề mặt phức tạp của thiên thể.

Các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra nước đá và các phân tử chứa carbon nhẹ như ethan và propane lần đầu tiên trên một vật thể lai kiểu này,

 

Chiron có thể đã thu thập các phân tử đơn giản hơn như CO2và nước do tinh vân hình thành nên hệ Mặt Trời của chúng ta để lại, theo đồng tác giả Noemi Pinilla-Alonso, nhà khoa học hành tinh từ Đại học Central Florida (Mỹ) và Đại học Oviedo (Tây Ban Nha).

Các vật thể như Chiron không thay đổi nhiều kể từ khi hệ Mặt Trời bắt đầu hình thành, vì vậy việc quan sát cách chúng tương tác trên Chiron có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách mà thế giới quanh chúng ta đã bắt đầu.

Các nhà khoa học cũng tin rằng bản chất của Chiron nghiêng về phía sao chổi, vì vậy họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng rõ ràng hơn về nhân của sao chổi cũng như cách mà các đặc tính trên vật thể lai này thay đổi ở mỗi vị trí trên quỹ đạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm