Vẻ đẹp đến mê mẩn của một số loài sinh vật biển
Hà mã đánh đuổi cá sấu cứu linh dương đầu bò / Vì sao thực đơn của Từ Hy Thái Hậu mỗi ngày có tới 500 quả trứng?
Tên gọi của loài sứa này dựa vào chính hình dáng mà chúng sở hữu, đó là có hình gần giống với chiếc vương miện. Sứa có màu xanh tím, có khối lượng lớn, với đường kính khoảng 50 – 60 cm.
Loài sứa có màu sắc độc lạ này sống chủ yếu ở các đại dương như: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Biển Đỏ…
Sinh vật biển có vẻ đẹp đến mê mẩn kế tiếp đó là bạch tuộc dừa. Bạch tuộc dừa thu hút bởi việc phát ra ánh sáng lung linh khi chúng hoạt động vào ban đêm.
Được biết, ánh sáng đó được phát ra từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi. Và điều đặc biệt là ánh sáng có thể thay đổi liên tục, phát sáng hoàn toàn hoặc ở dạng nhấp nháy.
Ngoài ra, bạch tuộc dừa còn được biết đến là một trong những loài sinh vật thông minh nhất dưới đáy đại dương cùng với khả năng tự vệ rất tốt khi dùng những chiếc vỏ dừa làm nơi trú ẩn di động.
Tiếp đến là loài mực Sepioteuthis lessoniana thường thấy ở khu vực vùng biển Philippines.
Loài mực có khả năng thay đổi màu sắc một cách nhanh chóng, linh hoạt, được so sánh với khả năng “biến hình” của loài tắc kè hoa trên cạn.
Cá Triplefin sọc tìm thấy nhiều ở vùng biển Indonesia được đánh giá là một trong những loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc đáo.
Hay như loài ốc sên Clusterwink sống chủ yếu ở Australia cũng đem đến cho con người những điều ngạc nhiên.
Đây được biết đến là loài ốc biển kỳ lạ nhất thế giới, với khả năng phát ra ánh sáng xanh đặc biệt.
Loài ốc màu vàng nâu sẽ chuyển sang màu xanh khi bị quấy rầy, hoặc chịu những tác động từ môi trường xung quanh.
Loài cá hề hồng sống cộng sinh với hải quỳ cũng là sinh vật biển nhận được nhiều sự quan tâm bởi giới khoa học.
Đây là một trong số ít loài có khả năng tự thay đổi giới tính. Chúng sống nhiều ở phía tây Thái Bình Dương, hoặc một số quần đảo ở đông Ấn Độ Dương.
Loài tôm huệ biển sọc đỏ sống chủ yếu ở vùng biển Malaysia cũng đem đến nhiều điều bí ẩn khi khám phá. Loài vật được mệnh danh là “bậc thầy” ngụy trang dưới đáy đại dương.
Cá chình ruy băng hay còn được gọi với cái tên loài rồng của biển cả, với tên khoa học là Rhinomuraena quaesita cũng là loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc lạ.
Loài cá phân bố tự nhiên ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Cá chình ruy băng thu hút bởi 2 màu sắc được kết hợp hài hòa trên thân, đó là xanh dương và vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi Bắc phạt lần thứ tư, dù đang áp đảo quân Tào Ngụy nhưng tại sao Gia Cát Lượng lại rút quân? Ý nghĩa cực thâm sâu
Chân dung danh tướng nhà Tào Nguỵ khiến Gia Cát Lượng 'khiếp vía': Tài năng sánh ngang Tư Mã Ý
Nó có giá không thua kém lan đột biến ở thời điểm sốt nhất, lên đến 9.000 tỷ, thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng không ai dám trồng
Hòa Thân tham ô khét tiếng, nhưng đây mới là 'tử huyệt' khiến Gia Khánh không thể dung tha: Không làm việc này, ắt đã giữ được mạng
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường