Vén màn bí ẩn: Cá mập đầu búa có cái 'búa' để làm gì?
Theo đó, giả thuyết đơn giản thì cho rằng chúng sử dụng đầu để “đập chết” và giữ con mồi (theo đúng công dụng của cái búa).
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng phần lồi ra trên đầu cá mập đầu búa giúp chúng có các thụ quan cảm nhận điện trường dài hơn, vì nhiều loài cá mập thường dùng thụ quan này để phát hiện con mồi và cá mập đầu búa cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, khi kiểm chứng giả thuyết trên, hai nhà khoa học Mỹ Stephen Kajiura và Kim Holland của đại học Hawaii tại Manoa lại có ý kiến khác. Theo họ, cái đầu của cá mập búa quả thực giúp nó tìm và bắt mồi, nhưng không phải theo cách nghĩ thông thường của các nhà động vật học.
Kajiura và Holland đã thí nghiệm dùng mồi ảo đánh lừa những con cá mập búa non. Trong một hồ nước nông, hai nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống dây điện ở đáy hồ, tạo ra một điện trường mô phỏng điện trường do tôm, cá phát ra (tôm cá là hai loại mồi ưa thích của cá mập búa). Họ quan sát thấy, khi phát hiện ra “con mồi”, cá mập búa đột ngột bẻ lái, lao tới.
Tuy nhiên, khi đo khoảng cách từ chỗ con cá mập tới vị trí nguồn điện trường, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó cũng chỉ tương đương khoảng cách săn mồi của 12 con cá mập nâu khác (là loài cá mập có cái đầu bình thường). Điều đó chứng tỏ cả hai loài đều có khả năng như nhau trong việc cảm nhận điện trường. Kết quả này đã đánh đổ ý kiến cho rằng “cái búa” trên đầu làm tăng khả năng cảm nhận của cá mập.
Và cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một công dụng khác của chiếc đầu búa (với hai mắt nằm ở hai góc "búa") là cho phép tầm nhìn của cá mập rộng gấp đôi so với bình thường, tăng cơ hội bắt gặp con mồi. Kajiura và Holland cũng cho biết cá mập búa có khả năng đổi hướng rất nhanh, chứng tỏ cơ thể chúng mềm dẻo hơn nhiều so với cá mập nâu.
Tuy vậy, vì nghiên cứu mới chỉ được thực hiện ở những con cá mập non, nên theo các nhà nghiên cứu, có thể khi trưởng thành, cái đầu dạng búa còn giúp chúng được nhiều việc hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý