Vén màn bí ẩn nữ chiến thần Trung Quốc thời cổ đại
Phi tần duy nhất trong lịch sử Trung Quốc dám đệ đơn ly hôn hoàng đế / Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời
Năm 1976, khi khảo sát khu đất quy hoạch làm nông nghiệp tại thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, một nhóm các nhà khảo cổ phát hiện lăng mộ của Phụ Hảo, hoàng hậu vua Võ Đinh nhà Thương.
Khai quật lăng mộ Phụ Hảo. (Ảnh: Khan Academy)
Đây là ngôi mộ hoàng gia duy nhất chưa được phát hiện của triều Thương. Kể từ đó, giới khảo cổ bắt đầu vé màn bí ẩn về một "vương hậu chiến binh" bị lãng quên hàng nghìn năm.
Phụ là cách xưng hô trang trọng dành cho người phụ nữ, giống từ "Quý bà" ở phương Tây. Phụ Hảo sống vào năm 1200 TCN, có địa vị rất cao so với phụ nữ thời đó. Ngoài việc là một trong ba người vợ được vua Võ Đinh sắc phong hoàng hậu, bà còn là một vị tướng.
Giáp cốt văn mô tả chiến công của Phụ Hảo. (Ảnh: Khan Academy)
Bản khắc trên Giáp Cốt Văn (chữ khắc trên yếm rùa và xương thú) ghi chép bà thống lĩnh quân đội, chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự thành công chống lại các quốc gia thù địch. Khi ra trận, bà sử dụng rìu, vũ khí tượng trưng cho quyền lực của bà.
Ngoài vai trò tướng lĩnh, bà còn là nhà ngoại giao, người thực thi pháp luật, chủ trì các nghi lễ hiến tế và truy bắt tội phạm bỏ trốn. Dù là hoàng hậu, bà vẫn có lãnh địa riêng của mình và cống nạp cho nhà vua.
Dường như vua Võ Đinh rất yêu thương Phụ Hảo, bởi ông thường đi cùng bà trong các trận chiến. Khi không thể đi cùng, ông liên tục hỏi thăm bà có tới đích an toàn và giành được thắng lợi hay không, theo các ghi chú trên Giáp Cốt Văn.
Khi Phụ Hảo đau ốm, vua Võ Đinh cũng thường xuyên tới thăm. Hai người có một con trai tên là Tổ Kỷ. Đây là con trai trưởng của vua Võ Đinh nhưng không được kế vị ngôi báu và chết khi lưu vong năm 25 tuổi.
Rìu trang trí đôi rồng đang quay mặt vào nhau, miệng há to trước một đầu người. (Ảnh: Khan Academy)
Khi Phụ Hảo qua đời, Võ Đinh cho xây lăng mộ lớn trong cung điện ngay cạnh thư phòng. Bà không được chôn trong phần mộ hoàng gia truyền thống, bởi Phụ Hảo chết trên chiến trường và người ta quan niệm chôn người chết trận trong phần mộ hoàng gia sẽ đem lại xui xẻo. Đó là lý do mãi tới năm 1976 lăng mộ của bà mới được phát hiện.
Trong số 1.600 vật phẩm tìm thấy trong lăng mộ có 755 đồ tạo tác bằng ngọc, 455 đồ vật bằng đồng, trong đó 130 món là vũ khí, 4 chiếc rìu lớn, hài cốt từ 16 người hiến tế, cùng nhiều vật phẩm khác.
Các món vũ khí chứng minh quyền lực và địa vị của bà với tư cách một nhà lãnh đạo quân sự và người tư tế. 4 chiếc rìu đồng thể hiện bà được trao quyền lực quân sự. Một chiếc rìu trang trí đôi rồng đang quay mặt vào nhau, miệng há to trước một đầu người. Hình tượng này thể hiện địa vị của Phụ Hảo với tư cách là vợ vua Võ Đinh.
Dao găm nạm ngọc tìm thấy trong lăng mộ Phụ Hảo. (Ảnh: Khan Academy)
Vua Võ Đinh thường nghĩ về Phụ Hảo sau khi bà chết và cầu nguyện bà phù hộ cho mình trước mỗi trận chiến. Ông thậm chí còn cử hành hôn lễ cho linh hồn Phụ Hảo và tổ tiên của mình để đảm bảo bà có người đồng hành ở thế giới bên kia.
Việc phát hiện lăng mộ Phụ Hảo xác minh những câu chuyện khắc trên Giáp Cốt Văn về người vợ được vua Võ Đinh sủng ái nhất, đồng thời khẳng định vai trò của Phụ Hảo với tư cách là một trong những nữ chỉ huy quân sự, nữ chiến binh, nữ tư tế quan trọng nhất lịch sử cổ đại Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ