Khám phá

Vén màn bí ẩn tập tục tang lễ kỳ lạ của người Ai Cập cổ đại

Sau khi ướp xác người chết, người Ai Cập cổ đại thường tiến hành thêm nhiều tập tục mai táng kỳ lạ như mở miệng xác ướp hay đặt xác ướp trong nhiều lớp quan tài.

Giải mã con dao găm thần bí, làm từ thiên thạch của Pharaoh Ai Cập / Khám phá chấn động về lăng mộ của Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun

Theo một nghiên cứu mới được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Ai Cập học tổ chức tại Florence (Ý), những người Ai Cập cổ đại trước khi trở thành xác ướp có thể bị đục mất một vài chiếc răng để buộc phải mở miệng.

Quá trình này được thực hiện trước khi xác ướp được quấn trong băng, nhưng sau các bước rút não và loại bỏ nội tạng của xác ướp. Sử dụng dao và một cây đục bằng sắt, các linh mục Ai Cập cổ sẽ đục răng, cắt, bẻ khớp để buộc xác ướp phải mở miệng.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng mở miệng xác ướp có thể phục hồi giác quan của người chết sau khi họ qua thế giới bên kia.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng mở miệng xác ướp có thể phục hồi giác quan của người chết sau khi họ qua thế giới bên kia

Quá trình “buộc xác ướp mở miệng” là một nghi lễ quan trọng của người Ai Cập cổ đại. Theo các nhà Ai Cập học, quá trình này được thực hiện nhằm phục hồi giác quan của người chết sau khi họ qua thế giới bên kia.

Chuyên gia về xác ướp Frank Rühli, Giám đốc Viện phát triển Y học thuộc ĐH Zurich và nha sĩ Roger Seiler đã cùng nghiên cứu 51 xác ướp, cùng 100 bộ xương sọ được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ ĐH Zurich. Họ nhận thấy, một số xác ướp đã bị bẻ răng sau khi chết, đồng thời các ảnh chụp cắt lớp về xác ướp cho thấy những chiếc răng gãy được đặt sâu trong cổ họng. Dựa trên những gì được viết trong các tài liệu cổ, đối với những người có địa vị cao khi chết đi, hàm của họ buộc phải mở rộng.

Ngoài nghi lễ mở miệng xác ướp, người Ai Cập cổ đại còn đặp thi thể trong nhiều lớp quan tài, đặc biệt xác ướp con vua Tutankhamun (1334-1324 trước công nguyên) được đặt trong 8 chiếc quan tài lồng vào nhau.

Tiến sĩ Anders Bettum từ Đại học Oslo, một nhà nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ phương Đông cho biết, việc lồng nhiều quan tài khi chôn cất không chỉ là biểu tượng cho tầng lớp thượng lưu Ai Cập, mà còn bởi người Ai Cập tin rằng việc đó giúp người qua đời liên hệ được với tổ tiên.

Một quan tài nhiều lớp thuộc ngôi đền Tamutnofret, được dự đoán có từ thời vua Ramses II (khoảng 1279-1213 trước công nguyên)

Một quan tài nhiều lớp thuộc ngôi đền Tamutnofret, được dự đoán có từ thời vua Ramses II (khoảng 1279-1213 trước công nguyên)

 

Theo VnExpress, Lớp trong cùng của quan tài trang trí giống như những trang phục tốt nhất của người quá cố khi còn sống. Đây là lớp quan trọng nhất bởi nó thể hiện mục tiêu của việc chuyển sang thế giới bên kia.

“Những lớp quan tài còn lại giống như những hình ảnh lặp đi lặp lại của người quá cố, và nó là lớp bảo vệ, tương tự như nhộng của ấu trùng trước khi chuyển đổi mình thành bướm. Đây cũng là chủ đề nổi tiếng trong nghệ thuật, tôn giáo và văn chương”, Bettum giải thích.

Ngoài ra, những con vật thiêng như mèo, cá sấu, chó… thường được người Ai Cập ướp xác để làm vật tế thần hay đặt trong các hầm mộ như một phương thức để liên lạc với thần thánh và thế giới tâm linh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm