Vén màn bí ẩn về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon
Săn được linh dương, trăn khổng lồ vẫn phải bỏ cuộc vì lý do không tưởng / Vẻ đẹp tuyệt mỹ loài trăn đắt nhất hành tinh, giá ngang siêu xe
Trăn Anaconda có lối sống lưỡng cư, chúng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút.
Ảnh minh họa.
Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 đến 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non). Anaconda sơ sinh dài khoảng 75 cm và nặng khoảng 250 gram. Anaconda có thể sống tự lập ngay lập tức và rời mẹ chỉ vài giờ sau khi được sinh ra.
Trăn Anaconda di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi. Không có quá nhiều kẻ thù, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 - 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm.Tuy vậy, chúng khá yếu ớt và thường trở thành con mồi dễ dàng cho nhiều kẻ săn mồi. Chỉ có một vài phần trăm sống sót đến tuổi trưởng thành, do đó chúng đẻ rất nhiều để bù trừ.
Loài trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với giống trăn hoa châu Á.
Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá.
Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Trong ảnh là cuộc chiến giữa trăn Anaconda và cá sấu để "tranh chức" thủ lĩnh đầm lầy. Và đương nhiên, phần thắng thuộc về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon này.
Rừng Amazon, nơi loài "quái vật" trăn Anaconda sinh sống là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Đồng thời, nơi đây cũng là hệ sinh thái lớn bậc nhất, với hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng, cùng các bộ tộc thiểu số "độc nhất vô nhị".
Xét trên nhiều góc độ, Amazon là một biểu tượng đặc trưng của cái gọi là "vẻ đẹp thiên nhiên".Nhưng cũng chính ở Amazon này, "không có thứ gì thích nghi được với hỏa hoạn", đồng nghĩa với việc phục hồi sự đa dạng sinh học sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả khi. Thảm họađám cháy rừng Amazon không chỉ tác động mạnh vào đời sống của con người mà có thể hủy diệt sự đa dạng sinh học, vì đây là ngôi nhà của 10% loài động vật trên toàn thế giới.
Phó giáo sư Mazeika Sullivan từ ĐH bang Ohio (Mỹ) - người từng đến rừng Amazon để nghiên cứu thực địa - e rằng hậu họa sau cháy rừng Amazon sẽ là "cái chết hàng loạt của động vật hoang dã chỉ trong thời gian ngắn".
Nhìn chung giữa một trận cháy, động vật không có nhiều sự lựa chọn. Chúng có thể chạy trốn bằng cách chui vào hang hoặc nhảy xuống nước. Điều đó khiến chúng mất đi mái nhà của mình, nhưng còn hơn là chết cháy. Dù vậy, trong lúc chạy trốn, nhiều con vật vẫn sẽ bỏ mạng vì bị bén lửa, sốc nhiệt do sức nóng đột ngột hoặc ngạt khói.
Còn với những loài động vật sống dưới nước như trăn Anaconda chắc cũng không thoát khỏi bị liên lụy. Lửa ở đám cháy rừng Amazon có khả năng "bức tử" những loài vật ở dưới nước hay dưới đầm lầy như trăn Anaconda vì chúng cũng cần lên bờ trong nhiều hoạt động sống.
Đến lúc này, câu hỏi về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng rậm Amazon này có khả năng sống sót thần kỳ ngay cả khi không thể thoát ra khỏi một cánh rừng đang cháy hay không vẫn còn đang là một ẩn số.
- Video quái vật khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon. Nguồn: National Geographic.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?