Vén màn bí mật lăng mộ Ngụy vương Tào Tháo
Dư luận Trung Quốc đang rất quan tâm về danh tính, thân phận của hai người phụ nữ được chôn cùng Tào Tháo, mới được phát hiện vì nếu đây đúng là lăng mộ thực của nhân vật lịch sử Ngụy vương thì 2 bộ hài cốt trên có thể là những người vợ được Tào Tháo sủng ái nhất.
Top 10 loài hoa nở về đêm đẹp nhất trên thế giới / Chuyện rùng rợn cuốn sách y học bọc da người
Ngày 27/12/2009 vừa qua Sở văn hóa tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tổ chức họp báo công bố thông tin: Đã tìm thấy Cao lăng - nơi an táng Ngụy Vũ vương Tào Tháo,nhân vật đã đi vào sử sách và tâm thức người dân Trung Quốc nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung.
Phần mộ táng của Cao lăng chiếm diện tích 740 m2, riêng phần đã khai quật theo thống kê được trên 250 cổ vật. Theo giới thiệu của các chuyên gia khảo cổ, Cao lăng tọa lạc ở phía Nam thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, đến lúc được các nhà khảo cổ phát hiện thì chốn an nghỉ của Tào Tháo đã bị cướp bóc khá nhiều lần.
Ảnh minh họa.
Cao lăng được xây dựng theo kiến trúc hình chữ "Giáp", tọa về hướng Đông với mái mộ dốc hình mái nhà, hầm mộ 2 ngăn xây bằng gạch mộc, quy mô hoành tráng, kết cấu phức tạp với đường hầm vào trong lăng, 2 phòng sau trước và 4 phòng ở 4 phía chiếm tổng diện tích 740 m2.
Mặc dù nhiều lần bị bọn trộm cắp đồ cổ đào bới tìm kiếm vàng bạc và cổ vật, nhưng rất may mắn khi Cao lăng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tùy táng quan trọng bằng các chất liệu vàng, bạc, đồng, sắt, ngọc, đá, xương, sơn, gốm, vân mẫu, nhiều nhất là áo giáp sắt, kiếm, ngọc châu, pha lê, ngọc mã não, gối đá và bia đá, trong đó phần di cốt Tào Tháo và một số bia đá là có giá trị nhất.
Lần khai quật này thu thập được 59 tấm bia có hình chữ nhật thống kê rõ tên gọi và số lượng các đồ tùy táng, trong đó có 8 tấm bia hình ngọc khuê đặc biệt quý hiếm, khắc nội dung về thanh long đao, đại kích, những vũ khí lúc sinh thời Tào Tháo thường dùng.
Nội dung các văn bia này là căn cứ quan trọng để xác định hài cốt trong huyệt mộ chính là của Ngụy vương Tào Tháo.
Ngoài những cổ vật nguyên vẹn đã khai quật được, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vô số các mảnh vỡ bích họa với những nét vẽ, điêu khắc và trạm trổ cực kì tinh xảo, nội dung phong phú với các chủ đề phổ biến của văn hóa thời Tam Quốc như thần thú, thất nữ phục thù...
Phần hài cốt trong huyệt mộ chỉ còn lại hộp sọ và các xương chi, theo thông tin sơ bộ của các chuyên gia thì hầm mộ này có tất cả 3 người, 1 nam 2 nữ, trong đó người đàn ông khoảng chừng 60 tuổi, được cho là của Ngụy vương Tào Tháo.
Bằng chứng ban đầu
Theo các nhà khảo cổ, xét về hình dáng, cấu trúc và các vật phẩm tùy táng của lăng mộ này đều thuộc thời kì cuối Đông Hán. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống văn bia còn lưu giữ được trong lăng để khẳng định rằng đây chính là Cao lăng, nơi yên nghỉ của nhà chính trị, quân sự và văn học lớn thời Tam Quốc - Ngụy vũ vương Tào Tháo.
Quy mô của Cao lăng rất lớn với tổng chiều dài gần 60 m, cấu trúc mái dốc và xây gạch mộc hoàn toàn giống với lăng mộ các vương hầu cuối thời Đông Hán đã từng phát hiện trước đó. Mặt khác, vị trí, địa hình và hình dáng Cao lăng được phát hiện phù hợp với những nội dung sử sách ghi chép lại.
Theo nội dung trong cuốn "Tam Quốc chí", phần Ngụy thư - Vũ đế kí, Tào Tháo mất tháng Giêng năm Kiến An thứ 25 (220 Sau Công Nguyên) tại Lạc Dương.
Tháng 2 năm đó linh cữu Tào Ngụy vương được đưa về Nghiệp Thành và táng ở Cao Lăng, tọa lạc tại bình nguyên phía Tây chùa Tây Môn Báo. Điều này hoàn toàn khớp với thực tế khi hiện nay chùa Tây Môn Báo chỉ cách Cao lăng khoảng 1km vẫn thuộc địa phận An Dương.
Ngoài ra, các vật tùy táng trong lăng mộ đều mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa cuối thời Đông Hán nhưng không xa hoa, lộng lẫy. Điều này khớp với di nguyện của Tào Tháo khi lâm chung là việc an táng phải đơn giản, không được bỏ ngọc ngà châu báu vào huyệt mộ. Quy mô lăng mộ tuy lớn, nhưng nội thất lại hết sức giản đơn.
Một hiện vật tìm được trong Cao lăng. |
Hơn nữa, hầu hết các đồ tùy táng ở đây đều khắc tên Ngụy Vũ vương, thậm chỉ chôn theo cả thanh đao và cây kích mà khi còn sống Tào Tháo vẫn dùng. Về độ tuổi của bộ hài cốt tầm trên dưới 60 là khá phù hợp vì Tào Tháo tạ thế năm ông 66 tuổi.
Việc khai quật Cao lăng gần như đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi tranh luận suốt một thời gian dài trong giới học giả, khảo cổ Trung Hoa về vị trí an nghỉ của nhân vật gian hùng số một trong lịch sử Trung Quốc và cũng rất quen thuộc trong tâm trí người dân Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng qua bộ tiểu thuyết đồ sộ "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung.
Ý kiến trái chiều
Như một số tờ báo đã đưa tin, một số nhà khảo cổ học Trung Quốc bất nhất với kết luận của Sở văn hóa tỉnh Hà Nam, đồng thời cho rằng chứng cứ quan trọng nhất khẳng định đây thực sự là hài cốt của Ngụy vương Tào Tháo chưa được tìm ra.
Theo một giáo sư đang giảng dạy tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, ngôi mộ cổ này đã bị bọn trộm cắp đồ cổ tàn phá nhiều lần trước khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tập trung và bài bản, những cổ vật chứng minh thân phận chủ nhân ngôi mộ còn lại rất ít. Chỉ dựa vào một số tấm bia có khắc tên Ngụy Vũ vương mà vội vàng khẳng định là mộ Tào Tháo là chưa thuyết phục tuyệt đối.
Theo tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng "Những vụ đào trộm mộ cổ" và "Lịch sử các vụ đào trộm mộ cổ ở Trung Quốc", lăng mộ các đế vương Trung Nguyên thường có tấm bia gọi là "Chí minh" ghi rõ thân phận của chủ nhân lăng mộ. Lần khảo cổ này không phát hiện được chứng cứ quan trọng đó, có thể tấm bia quan trọng nhất này đã bị đánh cắp.
Theo chuyên gia khảo cổ Mã Vị, chưa thể khẳng định hài cốt người đàn ông trong mộ là của Tào Tháo. Muốn kiểm chứng chính xác cần tìm lại hậu duệ của Ngụy Vũ vương để thử nghiệm AND mới có thể khẳng định được. Theo sử sách ghi lại, Tào Tháo có tất cả 25 người con trai, nhưng người đời chỉ nhớ tới 2 người con Tào Phi, Tào Thực mà thôi.
Chuyên gia này cũng tiết lộ rằng, những cổ vật là bia đá và gối đá khắc tên Ngụy Vũ vương thực chất không phải các nhà khảo cổ trực tiếp lấy từ lăng mộ ra, mà lấy lại từ tay những tên đạo tặc chuyên đi đào mộ tìm vàng bạc và vật báu.
Đáng chú ý là dư luận Trung Quốc đang rất quan tâm và muốn biết về danh tính và thân phận của 2 người phụ nữ được chôn cùng của Tào Tháo, vì nếu đúng là lăng mộ thực của nhân vật lịch sử này thì 2 bộ hài cốt trên có thể là những người vợ được Ngụy vương sủng ái nhất.
Đặc biệt, một học giả quan tâm đã đặt câu hỏi chất vấn giới khảo cổ Hà Nam và Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam khiến cơ quan này "ngớ người": Trong lăng mộ mới khai quật có bức họa rất lớn trên đá, nội dung chia 3 phần, kể về câu chuyện Hạng Vũ hỏi đường bị một nông phu "chỉ đểu", Hạng Vũ phá vây trận Cai Hạ và Hạng Vũ tuyệt vọng bên bờ sông Ô Giang.
Khu vực khai quật bên trong Cao lăng. |
Theo sử sách, nội dung câu chuyện trên về Hạng Vũ thất thế trước Lưu Bang - ông vua đầu triều Hán là nhằm ca ngợi nhà Hán. Nhưng khi Tào Tháo chết, con Tháo là Tào Phi lật đổ vua Hán lên ngôi hoàng đế thì không thể có chuyện khắc phù điêu ca ngợi nhà Hán ngay trong lăng mộ của cha mình.
Một độc giả khác "phản pháo" khi khẳng định, sinh thời Hán Hiến Đế phong Tháo làm Ngụy Công, sau là Ngụy Vương, chưa từng nghe nói chức danh Ngụy Vũ Vương kể cả khi Tào Tháo qua đời. Do đó, mộ phần Tào Tháo không thể có chuyện khắc tên Ngụy Vũ Vương như khẳng định của giới khảo cổ Hà Nam.
Bi hài phản ứng của cộng đồng mạng
Ngay sau khi giới khảo cổ Hà Nam công bố thông tin trên, đề tài lăng mộ Tào Tháo đã "đỏ lửa" trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các diễn đàn online của nhiều tờ báo của Trung Quốc.
Website Đài truyền hình Phượng Hoàng - Hồng Kông đăng tải một bình luận khá "sốc" của một độc giả: "Hai cái đầu lâu trong quan tài, một là của Tháo khi còn bé, một là Tháo năm 66 tuổi."
Thấy Hà Nam khai quật Cao lăng, để Ngụy vương Tào Tháo lại một lần nữa nhìn thấy Mặt trời, một vài nhà khoa học ở Thành Đô, Tứ Xuyên cũng "nổi hứng" đề nghị " nhân dịp này nên khai quật mộ Lưu Bị lên một thể" vì họ cho rằng Lưu Bị, địch thủ chính trị số một, đồng thời theo Tào Tháo là một trong hai anh hùng trong thiên hạ thời Tam Quốc, tương truyền được an táng tại đền Vũ Hầu - Thành Đô.
Tào Tháo lên sàn? Đây là ý tưởng độc đáo nhưng không mới lạ của phóng viên Trương Quân Du - đài TH Phượng Hoàng. Phóng viên này cho rằng, rất có thể Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam nhân vụ này sẽ học tập Phương trượng Thiếu Lâm tự Thích Vĩnh Tín, đưa "cụ Tháo" lên "sàn chứng khoán" sau khi thành lập một công ty khai thác khu di tích ở Cao Lăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Cột tin quảng cáo