Vén màn lý do các đời hoàng đế Trung Hoa 'ám ảnh' vì tiên đan trường sinh, 'tăng cường sinh lý'
Bắc cực tiếp tục sốt, hài cốt động vật tiền sử tiếp tục được phát hiện, ẩn giấu nguy hiểm khủng khiếp! / Con đường dài nhất thế giới, dài gấp hơn 20 lần Quốc lộ 1A của Việt Nam
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đa số các hoàng đế đều có một "sở thích" chung, đó là bào chế và tìm kiếm tiên đan có tác dụng trường sinh bất lão hoặc tăng cường sinh lý nam giới, phục vụ đời sống hoan lạc của họ. Tại sao hoàng đế Trung Hoa thời xưa lại "ám ảnh" vì tiên đan đến vậy?
Khi đã đứng trên đỉnh cao quyền lực, các bậc đế vương đều có tham vọng đượctrường sinh để có thể tận hưởng cuộc sống xa hoa và địa vị tối thượng mãi mãi. Một trong những hoàng đế nổi tiếng "phát cuồng" vì tiên đan trường sinh bất tử chính là Tần Thủy Hoàng. Hễ có bất cứ thông tin gì về phương thuốc trường sinh là vua không tiếc ngân lượng, nhân lực để tìm cho bằng được. Tương truyền vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 37 (210 TCN), vua nghe tin về loài cỏ trường sinh chỉ có ở vùng biển xa đã sai đệ tử của Quỷ Cốc tiên sinh là Từ Phúc dẫn theo 3.000 trẻ em trai, gái và hàng trăm cung thủ, cùng tiền bạc, lương thực lên đường đi tìm. Cuối cùng, Từ Phúc cùng những người đi cùng bặt vô âm tín, Tần Thủy Hoàng không đợi được mà băng hà vào năm 210 TCN, hưởng thọ 49 tuổi.
Ngoài khao khát sống thọ thì nhiều hoàng đế còn có niềm đam mê mãnh liệt đối với chuyện "giường chiếu". Họ sai người bào chế ra những loại tiên đan giúp cơ thể cường tráng, tăng cường sinh lý, kéo dài các cuộc vui của mình. Thế nhưng, trong lịch sử không có bất kì ghi chép nào về việc các hoàng đế tìm kiếm, bào chế thành công tiên đan trường sinh. Còn đối với những tiên đan tăng cường sinh lý thì thường được miêu tả là có lợi ích lập tức nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người sử dụng.
Dựa trên một số tài liệu, văn bản cổ xưa, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng nguyên do tiên đan hại nhiều hơn lợi là vì quá trình bào chế nguy hiểm, lại còn chứa các thành phần chì, thủy ngân hoặc asen hại cho sức khỏe nên nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ đem đến tác dụng ngược.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán