Vị cao nhân giúp Trương Vô Kỵ thoát chết lúc nhỏ là ai?
Ỷ thiên đồ long ký là bộ tiểu thuyết nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của cố nhà văn Kim Dung, phần tiếp theo của Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp. Tiểu thuyết được Hương Cảng Thương báo xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hong Kong và sau đó bản tiếng Việt được Nhà xuất bản Văn học xuất bản tại Việt Nam.
Bối cảnh tiểu thuyết lấy vào cuối thời nhà Nguyên, 80 năm sau sự kiện trên đỉnh Hoa Sơn trong Thần điêu đại hiệp, lúc này nhà Nguyên đang bị suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa và vì sự xa hoa lãng phí của triều đình. Truyện xoay quanh Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với 4 cô gái, bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn đầy máu tanh trên giang hồ nhằm chiếm đoạt hai món báu vật là Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm, với lời đồn nếu tìm được bí mật trong đao kiếm sẽ hiệu triệu được thiên hạ. Truyện kết thúc với sự sụp đổ của nhà Nguyên, người Mông Cổ phải rút về thảo nguyên phía bắc cùng với sự thành lập của nhà Minh bởi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Ngoài nhân vật Trương Vô Kỵ, Ỷ thiên đồ long ký còn có nhiều nhân vật để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Trong số đó không thể không kể đến Điệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu.
Trong phim Ỷ thiên đồ long ký 2009, Điệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu có ngoại hiệu là Kiến Tử Bất Cứu, nếu không là thuộc hạ của Minh giáo thì thấy chết cũng không cứu.
Năm xưa, tại núi Võ Đang, Trương Vô Kỵ bị Huyền Minh Nhị Lão đánh trọng thương bởi võ công Huyền Minh thần chưởng, Trương Tam Phong dùng Thuần Dương Vô Cực mà ngày xưa nghe được một ít từ Giác Viễn đại sư trị được phần nào nội thương của Vô Kỵ. Sau đó ông đích thân dẫn Vô Kỵ lên núi Thiếu Thất xin các nhà sư Thiếu Lâm truyền phần còn lại của Cửu dương chân kinh để Vô Kỵ có thể tự trị được nội thương. Không Văn, chưởng môn của phái Thiếu Lâm từ chối, Trương Tam Phong đành dắt Vô Kỵ xuống núi.
Lúc xuống núi, Trương Tam Phong cứu được Chu Chỉ Nhược cùng một Hán tử thuộc Minh giáo đang bị quân Nguyên đuổi đánh trên sông là Thường Ngộ Xuân. Để cảm tạ, Hán tử này dẫn Trương Vô Kỵ đến một danh y của Minh Giáo tên là Hồ Thanh Ngưu để xin chữa bệnh. Đổi lại, Trương Tam Phong dẫn cô bé tên là Chu Chỉ Nhược, về núi Võ Đang.
Vô Kỵ lưu lại Hồ Điệp cốc khoảng hai năm để chữa bệnh, tuy không chữa hoàn toàn được cho Vô Kỵ nhưng Hồ tiên sinh đã giữ lại mạng được cho Vô Kỵ đồng thời cũng truyền dạy cho nhiều kiến thức y thuật quý báu. Sau này Kim Hoa Bà Bà xuất hiện và đả thương mười lăm người, trong số đó có Kỷ Hiểu Phù, với những chứng bệnh kì quái và bảo họ đến nhờ Hồ Thanh Ngưu chữa. Do Kim Hoa Bà Bà có mối thù xưa với Hồ Thanh Ngưu vì trước đây ông từ chối chữa bệnh cho chồng bà ta, nên chồng bà chịu chết. Hồ Thanh Ngưu hướng dẫn cho Vô Kỵ chữa chạy những người đó, nhưng bị vợ ông ta phá.
Trước khi giả chết ông đã truyền toàn bộ kiến thức y dược của mình cho Trương Vô Kỵ, hy vọng Vô Kỵ có thể tìm ra cách chữa được Huyền Minh thần chưởng. Tuy nhiên, hai vợ chồng của Hồ Thanh Ngưu vẫn bị Kim Hoa Bà Bà sát hại sau khi bà bà phát hiện 2 mộ giả của họ.
Sau khi Hồ Thanh Ngưu chết Trương Vô Kỵ mới hiểu trong cuộc đời của Hồ tiên sinh vì Độc Tiên phu nhân mới không chịu chữa bệnh cho người ngoài khiến người trong giang hồ ghét ông trong số đó có cả Kim Hoa Bà Bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt