Khám phá

Vị chúa Sãi thời Trịnh - Nguyễn được người dân yêu quý, rứt ruột gả con để gìn giữ hòa bình đất nước

Theo Đại Nam thực lục, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635, hưởng thọ 73 tuổi. Hiện lăng mộ của ông tọa tại xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Hậu duệ kiệt xuất của Quan Vũ: Từng khiến Tổng thống Mỹ phải nể, được cả Trung Quốc ngưỡng mộ / Dư sức đoạt mạng Tôn Ngộ Không lúc hắn đại náo Thiên Cung, tại sao Thái Thượng Lão Quân lại không dám làm vậy?

Vị Chúa Sãi này có tên thật là Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635), ông là vị chúa Nguyễn thứ 2 của Đàng Trong. Là con thứ 6 của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, bản thân ông cùng binh lính đã tiên phong xin vua Lê cho đi khai khẩn đất Đàng Trong và cũng chính từ thời điểm đó Việt Nam mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Ảnh minh họa.

Lý giải về cái tên chúa Sãi, chúa Nguyễn Phúc Nguyên có bản tính hiền lành và yêu thương dân chúng, bao bọc mọi người. Bản thân chúa Sãi còn thích tìm hiểu về đạo Phật và cho tu sửa nhiều chùa chiền, tích đức cho con cháu sau này. Dưới thời cai trị của ông, nền kinh tế và quân sự Đàng Trong phát triển một cách mạnh mẽ và ổn định. Chính vì quan tâm, lo cho nhân dân mà ông được người dân yêu quý gọi với cái tên Chúa Sãi.

Vào thời điểm lúc đó, quyền lực nhà Lê suy yếu, họ Trịnh âm thầm sử dụng sức ảnh hưởng của mình để chi phối đất nước. Lúc mới vào Nam, chúa Tiên Nguyễn Hoàng ngoài mặt tuy chưa chống đối họ Trịnh nhưng trong lòng đã có những phòng bị nhất định. Cho tới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên kế nghiệp, ông lệnh cho Đào Duy Từ xây đại công trình phòng thủ Lũy Thầy ở Đồng Hới, Quảng Bình.

Đào Duy Từ còn tiến cử cho chúa Nguyễn một viên tướng tài ba là Nguyễn Hữu Tiến, từ đó củng cố thêm lực lượng quân đội. Chỉ 8 năm giúp chúa Nguyễn, Đào Duy Từ đã giúp cơ nghiệp chúa Nguyễn thay đổi một cách chóng mặt, đất Đàng Trong trở nên có văn hiến và quy củ hơn trước rất nhiều.

Lo bình ổn trong nước, Chúa Sãi thậm chí còn có phương pháp đối ngoại với Chân Lạp và Chiêm Thành để gia tăng sức mạnh cho vùng đất của mình. Ông đã gả hai con gái là Ngọc Văn và Ngọc Hoa cho vua hai nước này, chính nhờ kết hôn chính trị mà ông có thể tập trung binh lực trong cuộc chiến với họ Trịnh và đồng thời giúp người Việt xưa mở rộng lãnh thổ về Phương Nam.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, sinh 16/8/1563, mất ngày 19/12/1635 thọ 73 tuổi, ở ngôi chúa 22 nǎm. Sau triều Nguyễn truy tôn Hy tông Hiếu vǎn Hoàng đế. Chúa Sãi có 15 người con (11 con trai và 4 con gái).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm