Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau / Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt 1 chiếc thìa kim loại trước màn hình máy tính? Kết quả gây bất ngờ
Đồng chí Chu Huy Mân (1913–2006), tên thật là Chu Văn Điều, quê ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Dù có nhiều tên gọi nhưng ông vẫn thích và gắn bó với tên Chu Huy Mân đến cuối đời vì ý nghĩa đặc biệt: “Huy” là trong sáng, “Mân” là ngọc.
Ông là một trong những lãnh đạo quân đội xuất sắc, gắn bó với các chiến trường ác liệt nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tham gia cách mạng từ năm 1929 và nhập ngũ năm 1945, đồng chí được thăng quân hàm Đại tướng năm 1980. Với những đóng góp lớn lao, ông không chỉ là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người xây dựng nền tảng tư tưởng và tổ chức vững chắc cho lực lượng vũ trang.
Đại tướng Chu Huy Mân. Ảnh: Báo Chính PhủTrong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Chu Huy Mân giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng như: Phó Bí thư Khu ủy, Bí thư Quân khu ủy, Chính ủy Quân Khu 5 (1964–1965); Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên (1965–1967); Phó Bí thư Khu ủy 5, Tư lệnh Quân khu 5 (1967–1975).
Trên các cương vị này, ông đã cùng quân dân khu vực Khu 5 và Tây Nguyên vượt qua mọi gian khổ, xây dựng lực lượng vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược mà Đảng giao phó.
Có một thông tin đặc biệt, đồng chí Chu Huy Mân từng được thăng quân hàm vượt cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng. Bác Hồ khi biết tin đồng chí đang một mình gánh vác hai trọng trách là làm lãnh đạo chỉ huy cả quân sự lẫn chính trị đã gửi lời động viên:“Chú chịu khó gánh cả hai vai cho khỏe càng tốt”.Từ đó, bí danh “Hai Mạnh” của vị tướng này xuất hiện. Người dân, bộ đội Tây Nguyên vẫn yêu quý gọi ông đầy thân thương: Tướng Hai Mạnh.
Đại tướng Chu Huy Mân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Nghệ An. Ảnh: Tư liệu/TTXVNĐồng chí Chu Huy Mân luôn gắn bó chặt chẽ với chiến sĩ và có khả năng động viên, khích lệ tinh thần binh lính trong những thời điểm khó khăn nhất. Không chỉ là một nhà lãnh đạo quân sự, ông còn có tầm nhìn chiến lược về xây dựng con người.
Thời kỳ sau chiến thắng Plây Me - Ia Đrăng năm 1965, dù đạt được thắng lợi, quân đội đối mặt với nhiều khó khăn: thương vong cao, thiếu thốn vật chất, và tinh thần sa sút. Nắm được tình hình, tướng Chu Huy Mân đã khởi xướng đợt chỉnh huấn chính trị toàn diện, tập trung vào việc nâng cao ý chí chiến đấu và củng cố kỷ luật. Ông khuyến khích cán bộ tự phê bình và phê bình, nhưng cũng thể hiện sự nhân văn sâu sắc khi quyết định đốt toàn bộ các bản kiểm điểm về khuyết điểm, tạo niềm tin và động lực cho các chiến sĩ.
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Cuối đợt chỉnh huấn chính trị, đồng chí Chu Huy Mân cầm theo 2 tập bản kiểm điểm của các cán bộ. Ông đứng trước mọi người và nói:“Phần ưu điểm các đồng chí giữ lấy, để phát huy trong hoạt động chiến đấu lâu dài, còn đây là những bản trình bày khuyết điểm, tôi đọc và thấy các đồng chí đã tự phê bình một cách nghiêm túc trách nhiệm chính trị của mình trước Đảng và nhận rõ mỗi người đều có phương hướng phấn đấu cụ thể, thiết thực nên không cần phải giữ lại nó nữa. Tôi tuyên bố đốt tất cả những bản về khuyết điểm”.(Trích Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân, 2010, tr.99).
Sau khi những bản kiểm điểm chỉ còn tro, đồng chí Chu Huy Mân đã mời chính ủy các trung đoàn lên, trao cho mỗi người một sợi dây thừng để trói tù binh Mỹ. Mọi người vỗ tay vang cả cánh rừng, ai nấy đều được tiếp thêm niềm tin và tinh thần chiến đấu, sẵn sàng bắt tay vào nhiệm vụ mới.
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân đoàn 1 Ngụy quyền Sài Gòn sau ngày thành phố Đà Nẵng vừa giải phóng (3/1975). Ảnh: Tư liệu/TTXVNPhân tích hành động của Đại tướng Chu Huy Mân khi đó, PGS.TS Hoàng Trang cho rằng ông đã thấm nhuần tư tưởng nhân văn cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh việc xây dựng con người trước khi xây dựng lực lượng. Người chỉ huy không chỉ ra mệnh lệnh mà còn phải hiểu rõ tư tưởng, tình cảm của binh lính, từ đó tạo sự đồng lòng trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là phương pháp lãnh đạo “đắc nhân tâm” mà ông đã thực hành thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc