Vị hoàng đế bủn xỉn nhất lịch sử Trung Quốc: Cả đời mặc đồ chắp vá, sinh nhật vợ tặng 2 chiếc thủ lợn
Xếp hạng hoàng đế Trung Quốc theo đánh giá của người phương Tây / Các hoàng đế thời xưa thường chôn người sống trong lăng mộ. Người sống có thể sống trong lăng mộ bao lâu? Người bình thường có thể không nghĩ tới
Chuyện về những vị hoàng đế ăn chơi trác táng, tiêu tiền như nước đã không còn xa lạ gì với hậu thế. Ngược lại, những người tiêu xài dè xẻn, tiết kiệm thì không quá nhiều. Trong lịch sử Trung Quốc có một người được mệnh danh là hoàng đế keo kiệt nhất. Người đó là Đạo Quang đế - cháu nội của Càn Long.
Đạo Quang lên ngôi khi thời kỳ thịnh trị của nhà Thanh (Khang – Càn) đã không còn, quốc khố ngày càng thâm hụt vì chính sách bế quan tỏa cảng. Sau khi nhận ngai vàng, Đạo Quang đành phải thi hành loạt chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Không chỉ ông mà hậu cung cũng phải tiết kiệm theo.
Ảnh minh họa
Đạo luật tiết kiệm dưới thời Đạo Quang gồm 3 điều:
Thứ nhất, trọng nghĩa khinh lợi, không tích tư tài, trước là vì quốc gia, sau là vì thiên hạ, vì bách tính.
Thứ hai là đình chỉ việc các tỉnh tiến cống. Ông tin rằng các đặc sản vùng miền đều là mồ hôi công sức của dân. Bỏ chúng đi sẽ giúp dân bớt gánh nặng, cũng không bị lãng phí nhân công, tài lực vận chuyển.
Thứ ba, dưới thời Đạo Quang không có thêm cung điện, lầu các nào xuất hiện. Thậm chí ai đề xuất xây thêm còn bị xem như tội nhân, truy cứu trách nhiệm.
Nếu chỉ dừng lại ở đó, có lẽ Đạo Quang là hình mẫu lý tưởng cho một vị hoàng đế thương dân, tiết kiệm. Nhưng không, ông bị người đời mỉa mai nhiều hơn vì sự bủn xỉn, dè xẻn quá đáng. Sau khi tài sản của Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu, ngân khố nhà Thanh bắt đầu dồi dào trở lại. Thế nhưng Đạo Quang vẫn luôn than vãn với quần thần rằng đất nước đã khánh kiệt, cần thắt chặt chi tiêu hơn nữa.
Là hoàng đế nhưng ông chỉ có duy nhất bộ long bào là không chắp vá, còn lại bộ nào cũng cũ kỹ, vá đi vá lại nhiều lần. Quần thần vì thế cũng chẳng thể ăn mặc tươm tất. Mỗi lần đến phiên chầu, hai bên quần thần nhà Thanh trông không khác gì hai hàng ăn mày xin bố thí, hoàng đế thì bị ví với bang chủ cái bang.
Các phi tần cũng chung hoàn cảnh, phải mặc đồ cũ từ năm này sang tháng khác. Chi phí son phấn của họ cũng bị Đạo Quang cắt bỏ. Vậy nên dưới thời vị hoàng đế này, dù mang tiếng là phi tần thì một năm cũng chỉ tiết kiệm được khoảng trăm vạn lạng bạc.
Không chỉ quần áo, đồ ăn cũng nằm trong danh sách cắt giảm của Đạo Quang. Ông chỉ ăn rau dưa qua ngày. Quá quắt hơn, bữa tối của hoàng đế và hoàng hậu chỉ là một cái bánh nướng kèm một ấm trà nóng hoặc nước ấm. Ăn xong, cả hai sẽ lên giường đi ngủ luôn để tránh tốn tiền mua dầu thắp đèn.
Trong cung, trừ thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu thì tất cả đều không được ăn thịt. Đến cả tiệc sinh nhật hoàng đế, hoàng hậu hay các dịp lễ lớn cũng không tổ chức để tránh lãng phí. Duy có một lần Đạo Quang tổ chức sinh nhật cho hoàng hậu, đã đặc biệt chuẩn bị cho mỗi người một bát mì không thịt, không đậu phụ. Món ăn hoàng đế chiêu đãi khách khi đó là 2 chiếc thủ lợn.
Chính sách tiết kiệm quá mức của Đạo Quang chỉ khiến ông và những người thân cận chịu khổ, hoàn toàn không kiểm soát được quan lại hủ bại. Kết cục là bọn quan tham vẫn cướp bóc, ăn chặn của nhân dân, khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Chính vì thế mà vị vua keo kiệt nhất lịch sử Trung Quốc cũng chẳng được dân ca ngợi câu nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo