Vị hoàng hậu vì "đại nghĩa diệt thân" mạnh tay nhất trong lịch sử Trung Hoa: Muốn giết con trai vừa sinh do sợ làm hại đến Hoàng đế
Những giai thoại kỳ lạ về các phi tần của vua Thành Thái / Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân
Năm 405 sau Công nguyên, gia đình Tả Quang Lộc Đại Phu Viên Đạm hạ sinh một cô con gái, đặt tên là Viên Tề Quy. Nói về gia tộc họ Viên, đây là một danh gia vọng tộc ở Dương Hạ. Tổ phụ (ông nội) của Viên Tề Quy đã từng là Thái thú trong triều nhà Tấn; còn phụ thân của bà cũng đảm nhận một chức quan ở thời Lưu Tống, sau đó ông trở thành Tả Quang Lộc Đại Phu.
Mẫu thân của Viên Tề Quy chỉ là tiểu thiếp của Viên Đạm, do đó vị trí trong gia đình của Viên Tề Quy cũng không cao lắm. Ai ngờ nữ nhân đó lại mang vẻ đẹp trời phú, càng lớn lại càng diễm lệ. Nhận thấy đây là điều kiện tốt giúp gia tộc phất lên, Viên Đạm đã ra sức bồi dưỡng con gái Viên Tề Quy.
Khi trưởng thành, Viên Tề Quy được gả cho Lưu Nghĩa Long, con trai thứ 3 của Lưu Tống Vũ Đế Lưu Dụ. Vào thời điểm đó, Lưu Nghĩa Long chỉ là Nghi Đô quận vương, Viên Tề Quy nghiễm nhiên trở thành Nghi Đô quận vương phi. Tuy vương phi cũng không phải là 1 vị trí quá cao nhưng ai ai cũng phải ngưỡng mộ bà vì đã tìm được một ngôi nhà tốt.
Năm 422, Lưu Tống Vũ Đế băng hà, trưởng tử Lưu Nghĩa Phù kế thừa hoàng vị. Nhưng Lưu Nghĩa Phù không thích hợp cai trị đất nước, xem giang sơn xã tắc như một trò chơi nên đã bị lão thần hợp sức lật đổ. Lưu Nghĩa Long được chọn thay thế, trở thành Hoàng đế tiếp theo Lưu Tống, tức Lưu Tống Văn Đế. Đồng thời, Viên Tề Quy cũng được lập thành Hoàng hậu, thụy hiệu Nguyên Hoàng hậu.
Từ đó, đôi phu thê Lưu Tống Văn Đế và Viên Tề Quy ngày càng ân ái. Năm 426, bà hạ sinh con trai đầu lòng, đứa bé này chính là Trưởng tử Lưu Thiệu. Tuy nhiên, khi Lưu Tống Văn Đế đến thăm và nhìn thấy bà đang khóc không ngừng. Bà vừa khóc vừa nói: "Thần thiếp lúc nhỏ có học qua thuật xem tướng, vừa nãy có nhìn dung mạo đứa bé, cũng khá mơ hồ. Sau này đã định sẽ phá quốc hủy gia, chi bằng sớm trừ khử nghiệt tử này, để tránh mối họa về sau".
Nói ra những lời nói tuyệt tình thế này, làm sao Viên Tề Quy không thể đau thương chứ? Lưu Tống Văn Đế không tin lời bà, chỉ nói: "Con cái ruột thịt, làm sao có thể giết hại chứ?". Sau đó, vấn đề này không được đề cập đến nữa. Tuy nhiên, chuyện xảy ra sau này lại chứng minh được dự đoán của Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy là hoàn toàn chính xác. Trưởng tử Lưu Thiệu quả thật đã giết cha đoạt ngôi.
Sau này, do Lưu Tống Văn Đế ngày càng sủng hạnh Phan Thục phi, Nguyên Hoàng hậu trong lòng vô cùng bất ổn, nhất thời đau buồn quá độ. Không lâu sau khi ngã bệnh, bà qua đời khi chỉ mới 36 tuổi.
Sau khi Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy chết, Lưu Tống Văn Đế luôn lạnh nhạt với Thái tử Lưu Thiệu. Điều này khiến Lưu Thiệu nảy sinh uất ức trong lòng. Năm 453, Lưu Thiệu phát động chính biến, giết chết vua cha Lưu Tống Văn Đế, tự mình đăng cơ. Nhưng "bọ ngựa bắt ve, chim sẻ chực sẵn", Lưu Thiệu ngồi trên ngôi báu chưa được nửa năm đã bị giết chết.
Dự đoán ban đầu của Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy thật sự chính xác. Bà yêu chồng hơn cả con trai, đã vì giang sơn xã tắc mà muốn giết con mình. Nói cho cùng, đây vẫn là 1 vấn đề của thời đại đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?