Vi khuẩn liên quan đến 'cái chết đen' được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi
Tam quốc diễn nghĩa: Lý do khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân cho Lưu Bị / Cặp rùa đột biến vàng rực: Nhỏ tý hon giá 60 triệu không bán
Phát hiện mới nhất cho thấy mầm bệnh dịch hạch khủng khiếp có thể đã tàn phá các khu định cư trên khắp châu Âu từ cuối thời kỳ đồ đá.
Đó có thể là đại dịch lớn đầu tiên của lịch sử loài người. Với những bằng chứng này, có thể nó sẽ khiến lịch sử châu Âu cổ đại phải viết lại.
Các nhà nghiên cứu hiện tại đang phân tích các cơ sở dữ liệu DNA có trong ngôi mộ tại khu vực Frälsegården ở Thụy Điển.
Phân tích trước đây về một ngôi mộ cổ bằng đá vôi tại Frälsegården cho thấy ước tính có 78 người đã được chôn cất ở đó và tất cả họ đã chết trong khoảng thời gian 200 năm liên tục.
Việc nhiều người chết trong một thời gian tương đối ngắn ở cùng một nơi cho thấy họ có thể đã chết cùng nhau trong một trận dịch, tác giả chính của nghiên cứu, Nicolás Rascovan, nhà sinh vật học tại Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp, cho biết.
Ngôi mộ đá vôi mới được xác định có niên đại từ thời đồ đá mới, thời kỳ con người bắt đầu biết phát triển sản xuất nông nghiệp.
Qua giám định carbon cho thấy, xác chết đã chết khoảng 4.900 năm trước. Dựa trên xương hông và các đặc điểm xương khác, các nhà khoa học ước tính người phụ nữ chết khi chỉ khoảng 20 tuổi.
Chủng bệnh dịch hạch tìm thấy có đột biến gene có thể gây ra bệnh dịch hạch thể phổi - dạng bệnh dịch hạch trong lịch sử và hiện đại nguy hiểm nhất.
Đồng tác giả nghiên cứu, Karl-Göran Sjögren - nhà khảo cổ học tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển, cho rằng, việc phát hiện bệnh dịch hạch ở một khu vực tương đối cận biên của thế giới thời đại đồ đá mới cho thấy sự lây lan đáng sợ của căn bệnh này từ thời cổ đại là có thật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý