Khám phá

Vì sao Càn Long nhất quyết dặn không được giết Hòa Thân? 15 năm sau, Gia Khánh mới hiểu

Sau 15 năm, hoàng đế Gia Khánh mới hiểu được ý của Càn Long về việc không được giết tham quan Hòa Thân. Đó là gì?

Nếu không tham gia vào 1 việc này, dù Hòa Thân có tham ô hơn nữa cũng chưa chắc đã bị Gia Khánh đế lấy mạng / Lục soát nhà, tịch thu toàn bộ tài sản của Hòa Thân nhưng Gia Khánh đế tuyệt nhiên không dám động đến 1 thứ dù rất muốn mang đi

Ảnh minh họa

Gia thế của Hòa Thân tuy không hiển hách nhưng cũng là gia tộc quân công. Từ nhỏ, Hòa Thân phải chịu cảnh mồ côi cha mẹ nên cuộc sống có nhiều vất vả. Khi lớn lên, Hòa Thân không những am hiểu Tứ thư, Ngũ kinh mà còn tinh thông nhiều ngoại ngữ như tiếng Mãn, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng.

Quan lộ của Hòa Thân cũng hết sức rộng mở. Ban đầu Hòa Thân nhậm chức Tam đẳng thị vệ, sau lần lượt là Càn Thanh môn Thị vệ, Ngự tiền Thị vệ và kiêm Phó Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ. Hòa Thân xuất hiện bên cạnh Càn Long và khiến vị hoàng đế nổi tiếng này dần nhận ra tài năng của ông, đặc biệt là năng lực quản lý tài chính và ngoại giao.

Thời hoàng đế Càn Long trị vì nhà Thanh tuy được coi là thời thái bình thịnh trị nhưng thực ra ngân khố lại không dồi dào. Do đó, mỗi khi muốn phân bổ tiền trong ngân khố, Càn Long đều phải rất thận trọng. Việc gia tăng ngân khố quốc gia có thể nói là rất khó khăn. Đúng lúc này, Hòa Thân mới thể hiện tài năng nổi bật của mình.

Hòa Thân - đại tham quan bậc nhất của nhà Thanh

Vì sao Càn Long nhất quyết dặn không được giết Hòa Thân? 15 năm sau, Gia Khánh mới hiểu - Ảnh 1.

Hòa Thân là đại tham quan nổi tiếng của nhà Thanh.

 

Quan lộ của Hòa Thân có thể nói là lên như diều gặp gió là từ khi xử lý vụ án tham nhũng của Đại học sĩ kiêm Tổng đốc Vân Quý là Lý Thị Nghiêu. Sau một thời gian dài điều tra và tìm được bằng chứng tham ô, Hòa Thân đã thành công đưa Lý Thị Nghiêu ra công đường. Nhờ chiến tích này, Hòa Thân được hoàng đế Càn Long thăng lên chức là Hộ bộ Thượng Thư. Sau vụ việc này, bên cạnh lén bỏ túi được không ít tài sản của tham quan họ Lý, Hòa Thân lại càng được Càn Long trọng dụng và sủng ái.

Kể từ đó, Hòa Thân đã có những bước tiến dài trong sự nghiệp, liên tiếp được nhận nhiều chức vụ khác nhau, trở thành trọng thần trong triều của Càn Long.

Không chỉ thăng tiến trong sự nghiệp, Hòa Thân còn biết sử dụng vị trí và quyền lực của mình để tìm kiếm về lợi ích cá nhân, nhận hối lộ, đồng thời tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực "hái ra tiền" lúc bấy giờ. Nhờ vậy, của cải của Hòa Thân không ngừng tăng lên và ông trở thành vị quan giàu có bậc nhất thời hoàng đế Càn Long trị vì.

Hòa Thân tuy là tham quan nhưng lại có khả năng làm cho quốc khố trở nên dư dả. Đây là điều khiến Càn Long rất coi trọng ở Hòa Thân. Ngoài việc khéo léo, biết cách giải quyết công việc, điều quan trọng nhất là Hòa Thân biết hoàng đế muốn cái gì và hết lòng tình nguyện làm. Vì vậy, đối với vị tham quan được việc như vậy thì có dù có chút tham nhũng thì Càn Long cũng có thể "nhắm mắt" bỏ qua.

Chính vì Hòa Thân là người có thể đoán được ý của người khác, chủ động giải quyết công việc và công khai mong có được sự tín nhiệm của hoàng đế nên Càn Long rất trọng dụng Hòa Thân. Thậm chí, vị hoàng đế nổi tiếng này còn gả Thập công chúa, người con gái mà ông rất mực yêu thương cho Phong Thân Ân Đức, con trai của Hòa Thân. Điều này khiến uy tín và quyền lực của Hòa Thân trong triều lại càng được nâng cao.

 

Vào những năm cuối đời, hoàng đế Càn Long tuổi đã cao, sức yếu nên những việc trọng đại trong triều đều rơi vào Hòa Thân. Lúc bấy giờ, Hòa Thân lại càng hô mưa gọi gió trong triều, ra sức vơ vét của cải.

Có thể thấy rằng chính sự sủng ái đặc biệt của hoàng đế Càn Long dành cho Hòa Thân tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng lại vô tình để lại tai họa trong tương lai. Theo đó, ngay sau khi lên nắm quyền, hoàng đế Gia Khánh, con trai của Càn Long, tìm cách để kết tội và diệt trừ Hòa Thân.

Khi Càn Long còn sống, ông từng căn dặn Gia Khánh đừng giết Hòa Thân. Tuy nhiên, chỉ 15 ngày sau khi hoàng đế Càn Long qua đời, Gia Khánh đã công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, đồng thời ban chết cho vị tham quan nổi tiếng này và tịch thu gia sản.

Vì sao Càn Long nhất quyết dặn không được giết Hòa Thân? 15 năm sau, Gia Khánh mới hiểu - Ảnh 2.

Hòa Thân sở hữu gia sản khổng lồ sau nhiều năm nhận được sự sủng ái và trọng dụng của hoàng đế Càn Long.

Số của cải của Hòa Thân nhiều đến mức tương đương với số thu nhập của quốc khố trong 15 năm. Gia sản của Hòa Thân đã bị tịch thu vào quốc khố.

 

Nguyên nhân Càn Long dặn Gia Khánh đừng giết Hòa Thân

Tuy nhiên, 15 năm sau, hoàng đế Gia Khánh dường như mới hiểu tại sao Càn Long căn dặn đừng giết Hòa Thân. Dù số của cải thu được từ gia sản của Hòa Thân rất lớn, có thể làm giàu cho quốc khố nhà Thanh trong nhiều năm, nhưng trong thời gian trị vì, Gia Khánh cũng thường gặp khó khăn vì tiền bạc.

Vì sao Càn Long nhất quyết dặn không được giết Hòa Thân? 15 năm sau, Gia Khánh mới hiểu - Ảnh 3.

Sau 15 năm, Gia Khánh mới hiểu lời căn dặn của hoàng đế Càn Long về việc đừng giết Hòa Thân.

Theo đó, từ sau khi lên nắm quyền, triều đình xảy ra nhiều bất ổn, hoàng đế Gia Khánh đã phải chi ra nhiều tiền để có thể tiến hành trấn áp các cuộc nổi dậy trong nhân dân.

Sau khi số tiền tịch thu được từ nhà Hòa Thân đã hết, triều đình nhà Thanh lại đối diện với nguy cơ thiếu hụt tài chính. Lúc bấy giờ, khi nhìn các quan đại thần trong triều chỉ biết ỷ lại lẫn nhau, Gia Khánh mới hiểu ra lời căn dặn của hoàng đế Càn Long. Xử tử Hòa Thân là một thiệt hại lớn cho nhà Thanh, bởi bấy giờ không ai có đủ năng lực để có thể giúp hoàng đế Gia Khánh giải quyết khó khăn về mặt tài chính.

Hoàng đế Gia Khánh đã ra lệnh cho sử quan viết một cuốn sách về Hòa Thân. Vị sử quan này đã viết tất cả về việc tham ô của Hòa Thân. Tuy nhiên, sau khi xem cuốn sách, Gia Khánh nói rằng: "Hòa Thân không phải là cái gì cũng sai".

 

Từ câu nói này có thể thấy rằng lúc bấy giờ Gia Khánh đã rất hối hận vì đã xử tử Hòa Thân và mới hiểu được lời căn dặn của hoàng đế Càn Long năm xưa. 15 năm trước, Gia Khánh giết Hòa Thân chỉ để xoa dịu cơn tức giận nhất thời, làm gương cho những người khác.

Nhưng đáng tiếc vị hoàng đế này lại không tính đến năng lực của Hòa Thân có thể giúp ông giải quyết các xung đột trong triều, tình trạng ngân khố cạn kiệt. Mặc dù Hòa Thân là một đại tham quan nhưng ông quả thực là người có năng lực, có thể san sẻ nỗi lo với hoàng đế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm