Khám phá

Vì sao con người chọn cưỡi ngựa, thậm chí là cưỡi lừa nhưng không bao giờ cưỡi ngựa vằn?

Chắc hẳn chúng ta vẫn thường được xem các video con người thuần hóa các loài vật, từ một con gián đến một con gấu xám khổng lồ... Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi là ngựa vằn chỉ là ngựa có vằn nhưng tại sao chúng ta chọn cách cưỡi ngựa, thậm chí là cưỡi lừa mà không phải là cưỡi ngựa vằn?

Đại tướng Nhạc Phi từng chịu cực hình đáng sợ hơn lăng trì gấp 10 lần, đau đớn đến mức không thể chịu nổi / Võ Tắc Thiên xuống mật thất bí ẩn trước khi ngủ để làm việc này, cấm ai được bước vào: Sự thật bất ngờ!

Thuần hóa động vật là quá trình biến những loài động vật hoang dã thành giống loài mới, những giống loài mới này giữ lại những đặc điểm ưu việt có ích cho cuộc sống con người. Để được thuần hóa, động vật cũng phải có 6 điểm chung chính sau:

ngựa, ngựa vằn, cưỡi ngựa vằn, thuần hóa ngựa vằn,

Ảnh minh hoạ.

- Các loài động vật có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt,

- Chúng không kén ăn.

- Chúng có một hệ thống phân cấp xã hội.

- Chúng phát triển rất nhanh.

- Chúng có xu hướng không hoảng sợ.

 

- Chúng có tính cách dễ chịu, có nghĩa là chúng sẽ không tấn công bạn khi bạn cho chúng ăn

ngựa, ngựa vằn, cưỡi ngựa vằn, thuần hóa ngựa vằn,

Nếu đáp ứng được tất cả 6 yếu tố này thì loại động vật có thể được thuần hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ thiếu một trong những yếu tố này, chúng có khả năng không bao giờ được thuần hóa và ngựa vằn nằm trong xác suất này.

Ngựa vằn vốn có thiên tính rất khó đoán trước được, dưới áp lực rất dễ bị kinh sợ. Thông thường việc thuần hoá ngựa vằn đều gặp thất bại. Ngoài ra, ngựa vằn vốn thích chiến đấu, vừa thích đá vừa thích cắn. Người châu Phi muốn ngựa vằn học cách kéo xe, nhưng chỉ cần nó lớn lên một chút, những con ngựa vằn thường dữ hơn con ngựa thông thường rất nhiều, nếu nó cắn người thường không nhả ra vì vậy việc nuôi ngựa vằn là một việc rất nguy hiểm.

ngựa, ngựa vằn, cưỡi ngựa vằn, thuần hóa ngựa vằn,

Ngoài những đặc tính nguy hiểm trên thì có 1 điểm nữa khiến loài này khó thuần chính là bởi chúng không có lối sống phân cấp, hay nói dễ hiểu là thiếu kết cấu gia đình.

 

Trong quần thể ngựa có một cấu trúc phân cấp, chẳng hạn như một con ngựa đực có tới 6, 7 con ngựa cái và một số con ngựa con. Con ngựa đực sẽ đi đầu đàn, sau đó đến ngựa cái A đi cùng ngựa con của mình bên cạnh. Tiếp sau đó nữa là ngựa cái B, bên cạnh nó lại là ngựa con của nó… Bất cứ con nào cũng biết rõ vị trí của mình, cho nên nếu thuần phục được con đực đầu đàn thì coi như chúng ta đã có cả 1 bầy ngựa mới.

Nhưng khác với những loài ngựa thông thường, ngựa vằn thường sống thành bầy nhưng lại không có phân cấp như vậy. Chính điều này dẫn đến việc khó khăn trong thuần hóa, nuôi dưỡng, cũng như làm mất thời gian hơn cho chúng ta.

ngựa, ngựa vằn, cưỡi ngựa vằn, thuần hóa ngựa vằn,

Ngoài 2 lý do trên, một lý do đơn giản khác giải thích cho việc này là ngựa vằn quá nhỏ để cưỡi. Lưng ngựa vằn không được phát triển để cho phép con người cưỡi một quãng đường dài, chứ chưa nói đến việc chở hàng hoặc thậm chí làm yên ngựa cho chúng.

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.

 


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm