Khám phá

Vì sao con người cổ đại bắt đầu mặc quần áo sau hàng trăm nghìn năm sống khỏa thân?

DNVN - Trong hàng triệu năm tiến hóa, con người đã trải qua một bước ngoặt quan trọng: từ sinh vật phủ đầy lông chuyển thành sinh vật “khỏa thân” cách đây khoảng 1 triệu năm. Tuy nhiên, phải đến khoảng 170.000 năm trước, con người mới bắt đầu mặc quần áo. Câu hỏi đặt ra là: điều gì đã khiến tổ tiên chúng ta thay đổi hành vi mang tính bản năng này?

CLIP: Cá sấu tung cú đớp chí mạng, hạ sát linh dương non trong nháy mắt / CLIP: Cảnh tượng khó tin, linh cẩu cùng sư tử chia sẻ bữa ăn cho nhau

Theo các nhà nghiên cứu, con người thời kỳ đó vẫn còn sinh sống tại châu Phi, nơi có khí hậu ôn hòa. Việc họ bắt đầu mặc quần áo không đơn thuần là để giữ ấm mà còn xuất phát từ nhu cầu phòng vệ và sinh tồn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sống giữa thiên nhiên hoang dã, tổ tiên chúng ta phải đối mặt với côn trùng, dã thú và địa hình hiểm trở. Khi di chuyển trong rừng rậm, việc va chạm với gai nhọn, cành cây sắc có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng thân dưới vốn rất dễ bị tổn thương. Để bảo vệ cơ thể, con người bắt đầu sử dụng lá cây, cành cây và sau đó là da thú như một lớp "áo giáp".

Không những thế, quần áo làm từ da thú còn giúp con người ngụy trang khi săn bắn, hoặc phát tán mùi để cảnh báo thú dữ, một công cụ sinh tồn quan trọng trong thế giới hoang dã.

Một yếu tố then chốt khác là khí hậu. Khi con người bắt đầu rời khỏi châu Phi để di cư đến các vùng đất lạnh hơn, việc giữ ấm cơ thể trở thành vấn đề sống còn. Những chiếc áo da thú không chỉ bảo vệ khỏi gió rét mà còn giúp con người thích nghi với môi trường mới, từ vùng Siberia băng giá đến những cánh rừng tuyết ở Alaska.

Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của kỹ năng may mặc – một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh nhân loại.

 

Về sau, khi cuộc sống ổn định hơn, quần áo dần mang theo những ý nghĩa xã hội. Váy da hổ, lông thú quý được dùng để thể hiện địa vị, quyền lực trong cộng đồng. Một thủ lĩnh bộ lạc có thể khoác lên mình chiếc áo choàng từ da con mồi lớn như một cách chứng minh sức mạnh và vị thế.

Dần dần, quần áo trở thành công cụ giao tiếp không lời, thể hiện giới tính, đẳng cấp, hay thậm chí là gu thẩm mỹ.

Từ một nhu cầu sinh tồn thuần túy, con người đã biến việc mặc quần áo thành một nét đặc trưng văn hóa. Dù là để chống rét, chống muỗi, che đậy cơ thể hay tạo ấn tượng với người khác giới, sự ra đời của quần áo là một phần tất yếu trong tiến trình tiến hóa của nhân loại.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm