Vì sao con người là loài duy nhất trên trái đất cần mặc quần áo?
Nghiên cứu đột phá: Động vật cũng có thể hình thành tình bạn lâu dài như con người / Bí mật đằng sau mối quan hệ "hòa bình" kỳ lạ giữa cá sấu và chuột lang nước ở Amazon
Theo giới khoa học, con người hoàn toàn là sản phẩm tiến hóa của Trái đất, chỉ là tiến trình phát triển của chúng ta đã rẽ theo một hướng rất khác biệt so với phần còn lại của thế giới động vật.
Trong suốt quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, tổ tiên loài người đã dần mất đi lớp lông che phủ cơ thể. Sự thay đổi này khiến con người không còn khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi thời tiết như các loài động vật khác, và vì vậy, con người buộc phải phát minh ra quần áo để giữ ấm và che chắn cơ thể. Australopithecus – tổ tiên xa xưa của loài người – từng sở hữu lớp lông rậm rạp, nhưng theo thời gian, lớp lông này bị thoái hóa gần như hoàn toàn, dẫn đến việc con người hiện đại sở hữu làn da trần.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao con người lại mất lông trong khi nhiều loài động vật khác vẫn giữ được lớp lông dày để sinh tồn?
Các nhà khoa học đã đưa ra ba giả thuyết chính để lý giải hiện tượng rụng lông ở con người, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có lý thuyết nào được xác nhận tuyệt đối.
Giả thuyết thứ nhất: Tránh ký sinh trùng
Lý thuyết này cho rằng việc giảm lông trên cơ thể giúp con người tránh được các loại ký sinh trùng như chấy, rận. Các sinh vật này dễ dàng sinh sôi trong môi trường ẩm và rậm rạp, nên việc cơ thể con người trụi lông được cho là nhằm tránh các loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, giới khoa học phản biện rằng con người bắt đầu mất lông từ khoảng 2 triệu năm trước, trong khi các loài ký sinh trùng chỉ thực sự xuất hiện phổ biến sau khi con người sống quần cư. Hơn nữa, các vùng lông còn sót lại trên cơ thể – như đầu, nách, háng – lại là những nơi dễ bị ký sinh trùng tấn công nhất.
Một nhánh khác của giả thuyết này dựa trên lý thuyết chọn lọc giới tính của Darwin, cho rằng đàn ông có ít lông được phụ nữ hấp dẫn hơn, nhưng việc chứng minh thị hiếu của con người tiền sử là điều gần như bất khả thi.
Giả thuyết thứ hai: Vượn nước
Lý thuyết này cho rằng tổ tiên loài người từng sống ở môi trường nước trong một giai đoạn dài. Khoảng 4 đến 8 triệu năm trước, khi nước biển dâng cao trên lục địa châu Phi, loài vượn buộc phải sinh sống dưới nước. Lông của chúng dần rụng đi để thích nghi với môi trường. Quả thực, nhiều loài động vật sống dưới nước – như cá voi, cá heo – đều không có lông. Tuy nhiên, điểm yếu của giả thuyết này là tổ tiên của loài người không sở hữu lớp mỡ dày như động vật biển để giữ nhiệt. Không có lông, việc duy trì thân nhiệt trong nước là điều cực kỳ khó khăn.
Giả thuyết thứ ba: Tản nhiệt
Đây là giả thuyết đang được giới khoa học chấp nhận rộng rãi nhất. Theo đó, tổ tiên con người có nguồn gốc từ châu Phi – nơi khí hậu khô nóng và ánh nắng gay gắt. Khi con người đi thẳng, diện tích cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tăng lên, khiến việc tản nhiệt trở nên cấp thiết. Lông dày cản trở quá trình này, do đó việc rụng lông giúp giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả hơn. Ngoài ra, quá trình tiến hóa này cũng đi kèm với sự phát triển của tuyến mồ hôi – giúp con người có khả năng làm mát cơ thể qua việc tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, việc mất lông khiến da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh về da. Điều này đặt ra câu hỏi: Nếu là một lựa chọn tiến hóa tự nhiên, tại sao con người lại chịu rủi ro như vậy? Và tại sao hiện tượng mất lông lại chỉ xảy ra với con người mà không phải các loài linh trưởng khác?
Dù chưa có câu trả lời chắc chắn, các giả thuyết trên phần nào lý giải được vì sao con người – khác với mọi sinh vật trên hành tinh này – phải dựa vào quần áo để sinh tồn. Đây là kết quả của hàng triệu năm tiến hóa, phản ánh sự thích nghi độc nhất vô nhị của loài người với môi trường sống đầy khắc nghiệt của Trái đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang đi đường đụng độ trăn, hổ dữ làm ra hành động khiến người xem 'sốc'
Sau sáp nhập, đây sẽ là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam, lên tới 490km
CLIP: Đi săn rắn, chim cú mèo suýt phải bỏ mạng
Người phụ nữ Mỹ tuyên bố người ngoài hành tinh sẽ trở lại trái đất vào năm 2025 để 'giải cứu nhân loại'
CLIP: Mò vào chuồng săn gà con, rắn bị gà mẹ đánh cho tả tơi
CLIP: Khỉ hoang táo tợn vào làng 'bắt cóc' bé gái 3 tuổi đi, người hàng xóm liều mình giải cứu kịp thời
Ảnh minh họa.