Vì sao cổng chính Hoàng thành Huế gọi là Ngọ Môn?
DNVN - Ngọ Môn là cổng chính lớn nhất của Hoàng thành Huế. Kiến trúc Ngọ Môn gồm 2 phần chính là đài - cổng và lầu Ngũ Phụng. Đài - cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, cao gần 5 m, trổ 5 lối đi, lối chính giữa xưa chỉ dành cho vua.
Danh tướng nào mài gươm dưới bóng trăng đánh đuổi giặc Minh? / Vua nước Việt nào cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp tướng Mông Cổ?
Ngọ Môn là cổng chính lớn nhất của Hoàng thành Huế. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, gọi là Ngọ Môn vì cổng quay mặt về hướng Ngọ, tức hướng nam theo triết lý phương Đông truyền thống. Trên thực tế, hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế là hướng Càn - Tốn, tức hướng tây bắc - đông nam, nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ - hướng nam.
Kiến trúc Ngọ Môn gồm 2 phần chính là đài - cổng và lầu Ngũ Phụng. Đài - cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, cao gần 5 m, trổ 5 lối đi, lối chính giữa xưa chỉ dành cho vua. Lầu Ngũ Phụng đặt phía trên đài - cổng, có bộ mái lợp ngói vàng, xanh, trang trí nhiều hình chim phụng, mang dáng vẻ thanh thoát.
Phía trước Ngọ Môn, cùng nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế còn có một số công trình đáng chú ý khác là Kỳ Đài, Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình (Nghênh Lương Đình). Kỳ Đài uy nghi, Phu Văn Lâu thanh tú hay Nghinh Lương Đình thơ mộng theo thời gian đã trở thành những biểu tượng đáng nhớ của đất cố đô.
Lăng Tự Đức tên chữ là Khiêm Lăng, có bố cục gồm 2 phần chính được bố trí trên 2 trục dọc song song, mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Ngoài tên gọi Khiêm Lăng, nơi đây còn có gần 50 công trình lớn nhỏ cùng mang chữ Khiêm trong tên gọi, như Khiêm Cung môn, Hòa Khiêm điện, Lưu Khiêm hồ, bên hồ có Xung Khiêm tạ, Dũ Khiêm Tạ, giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm...
Lăng Minh Mạng có tên chữ là Hiếu Lăng, mang dáng vẻ uy nghiêm, tĩnh tại. Trên trục chính của lăng nổi bật công trình Minh Lâu, nghĩa là lầu sáng, gồm 2 tầng, 8 mái, tọa lạc trên một ngọn đồi cao, mang nhiều ý nghĩa biểu trưng của triết học phương Đông.
Nằm bên bờ sông An Cựu, cung An Định là biệt cung của vua Khải Định, từng là nơi nghỉ ngơi, tiếp khách, chiêu đãi của Hoàng gia. Tại sảnh chính của lầu Khải Tường, công trình đồ sộ và quan trọng nhất của cung An Định, có những bích họa vẽ các lăng vua Nguyễn, được đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hai chữ Khải Tường do chính vua Khải Định đặt, với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành. Lầu Khải Tường tại cung An Định là công trình 3 tầng, được xây dựng theo kiểu lâu đài châu Âu bằng những vật liệu mới lúc bấy giờ, bên trong nội thất được trang trí công phu, phong phú.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo