Vì sao cung nữ sợ canh giữ hoàng lăng hơn bị ép tuẫn táng cùng hoàng đế?
Kỳ dị với những tập tục "quan hệ" kỳ quái của các thổ dân / Top 10 sự thật ít biết về Ai Cập cổ đại
Thời phong kiến, tục lệ tuẫn táng thường xuất hiện trong các đám tang của vị hoàng đế. Cụ thể, một số phi tần và cung nữ bị tuẫn táng cùng hoàng đế. Họ được lựa chọn cách chết như tự sát bằng dải lụa trắng, uống thuốc độc hay bị chôn sống trong lăng mộ của nhà vua.
Sau khi hủ tục tuẫn táng bị hủy bỏ, các hoàng đế đưa ra quy định mới về việc canh giữ hoàng lăng. (Ảnh: Sohu)
Sau này, những vị hoàng đế đời sau nhận thấy tuẫn táng là việc làm tàn ác nên bãi bỏ hoàn toàn hủ tục này. Tuy nhiên, họ lại đưa ra quy định mới là tục lệ “thủ lăng” (trông coi lăng tẩm, giữ lăng) cho các vị hoàng đế quá cố. Nhiệm vụ chính của những người được giao công việc này là canh giữ linh bài của hoàng đế, bảo vệ an toàn cho lăng tẩm, đặc biệt là các vật bồi táng trân quý bên trong.
Những người được cử đi giữ lăng không chỉ thái giám, cung nữ mà còn nhiều phi tần, chẳng hạn như những phi tần được hoàng đế sủng ái nhưng lại không sinh được con, phi tử chưa từng gặp mặt hoàng đế… Với họ, việc được cử đi trông coi hoàng lăng đồng nghĩa cuộc đời sẽ chấm dứt tại nơi đó. Nguyên nhân, họ hầu như không có cơ hội trở lại hoàng cung và sẽ chết tại nơi hiu quạnh, vắng vẻ này. Nếu ai đó có ý định bỏ trốn, khi bị phát hiện họ sẽ bị xử tử ngay, đồng thời còn mang đến họa sát thân cho người nhà.
Cung nữ được giao việc canh giữ hoàng lăng cũng đồng nghĩa cuộc đời chấm dứt tại đây. (Ảnh: Sohu)
Đối với họ, việc bị ép tuẫn táng còn tốt hơn là chờ đợi cái chết được báo trước trong mòn mỏi mỗi ngày. Có rất nhiều lý do để họ cảm thấy như vậy.
Trong thời gian canh giữ lăng mộ, các cung nữ phải chú ý đến lời nói, hành động. Họ không được nói chuyện cười đùa vui vẻ ở hoàng lăng vì phải giữ tôn nghiêm với nhà vua quá cố. Nếu vi phạm thì họ sẽ bị xử tử ngay tại chỗ. Thế nhưng, họ lại phải múa hát, biểu diễn đàn, nhạc trước linh cữu của hoàng đế để ngài không “bị chán”. Đây cũng là việc khiến nhiều cung nữ không cam tâm khi bản thân họ không được nói chuyện, cười đùa nhưng phải đàn hát cho cái xác không hồn.
Họ còn phải chuẩn bị ngày 3 bữa cơm cho tiên đế như khi ngài còn sống. Đồ ăn được đặt trong một căn phòng được xây dựng đặc biệt dành cho tiên đế. Họ vẫn phải thực hiện theo từng quy trình trong bữa ăn của hoàng đế. Đồng thời, họ phải dọn dẹp tẩm điện nơi ở cho tiên đế, bưng nước tắm rửa, chuẩn bị giường đệm, chăn gối.
Các cung nữ được chọn phải canh giữ linh bài của hoàng đế, bảo vệ an toàn cho lăng tẩm, đặc biệt là các vật bồi táng trân quý ở bên trong. (Ảnh: Sohu)
Ngay cả khi ốm đau bệnh tật, cung nữ trông coi hoàng lăng cũng không được thầy thuốc nào khám bệnh. Họ sẽ phải tự vượt qua những khó khăn đó, vì ngay cả khi họ qua đời cũng không được ai thương tiếc, nhớ đến công lao của mình.
Vì lý do trên mà nhiều người cho rằng canh giữ hoàng lăng tuy không tàn nhẫn bằng tuẫn táng nhưng thực tế người đảm nhiệm công việc này phải cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài, sống những ngày tháng cô đơn, chịu hành hạ tinh thần mới đáng thương hơn cả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất