Đại dương ẩn chứa vẻ đẹp kỳ diệu của mẹ tự nhiên, khiến Trái Đất là một hành tinh độc đáo khi quan sát từ ngoài vũ trụ. Sự sống không chỉ hình thành và phát triển từ nguồn nước dồi dào này, mà còn được cân bằng và sinh trưởng bởi nó. Đại dương cũng có những bí ẩn mà ít ai biết tới, hãy cùng tìm hiểu xem.
Tại sao đại dương có màu xanh?
Trên thực tế nước biển không có màu hoặc có màu rất nhạt, chúng có được màu xanh là do hấp thụ ánh sáng chiếu trực tiếp từ Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng với bảy màu cơ bản khi được phân tách, chúng là bảy màu mà mắt người quan sát được.
Trong số bảy màu này thì các đỏ, cam, vàng, lục với bước sóng dài đã bị nước biển hấp thụ hết nhanh chóng. Còn lại màu xanh lam và màu tím với bước sóng ánh sáng ngắn, chỉ được hấp thụ một phần nên phần còn lại tán xạ ra xung quanh. Khi xuống các tầng nước sâu hơn, phần chưa bị hấp thụ sẽ được hấp thụ dần khiến đại dương dần trở nên tối đen hơn.
Đại dương cũng phản xạ lại màu sắc xanh từ bầu trời, và bầu trời cũng làm đại dương mang một màu xanh, nhưng điều này chỉ đúng khi mặt nước ở trạng thái cực kỳ tĩnh lặng. Nguyên nhân chính vẫn là do sự hấp thụ ánh sáng Mặt Trời của nước biển.
Lời khuyên để câu cá được nhiều nhất nhất trên đại dương là…
Hãy đón đầu những dòng di chuyển của các sinh vật phù du. Những sinh vật nhỏ bé này có mặt ở khắp nơi trong đại dương, nhưng thường di chuyển thành từng đám theo dòng biển. Chúng là viên gạch đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái biển.
Khi sinh vật phù du phát triển mạnh mẽ và tập trung lại thành một đám lớn, chúng sẽ thu hút cá và các loài sinh vật biển khác vì chúng trở thành nguồn thức ăn của những loài này. Quy luật của tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé.
Ngành công nghiệp săn bắt cá biển đại dương xác định dòng di chuyển của sinh vật phù du bằng cách xem hình ảnh chụp vệ tinh để thấy được sự thay đổi màu sắc của nước biển và chọn vị trí mà thả lưới. Những vùng biển giàu sinh vật phù du sẽ thay đổi màu nước vì sự xuất hiện đông đảo của chúng và sự phát triển của thực vật nơi đó.
Đại dương có rất nhiều màu
Khi nhìn đại dương từ không gian, ta nhận thấy có rất nhiều sắc thái xanh khác nhau. Sử dụng những công cụ đo đạc nhạy hơn mắt người, ta có thể thấy được đại dương có rất nhiều mảng xanh chứ không chỉ là một màu xanh đồng nhất. Sự khác nhau về màu cho biết sự hiện diện và số lượng của các sinh vật phù du, trầm tích hoặc hữu cơ hòa tan ở đó.
Cũng giống như những cánh rừng là lá phổi của Trái Đất, thì sinh vật phù du được mệnh danh là lá phổi của đại dương. Chúng hấp thụ carbon dioxide rồi hòa tan trong ánh nắng Mặt Trời mà sinh ra oxy. Lượng oxy được sản xuất từ chúng chiếm một nửa lượng oxy của cả hành tinh.
Phần lớn đại dương chìm trong bóng tối
Khoảng 70% của đại dương có độ sâu trung bình hơn 3.800 mét, trong khi ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được đến khoảng 100 mét bên dưới mặt nước biển (trong điều kiện nguồn nước trong sạch và không bị ô nhiễm). Vì vậy, phần lớn các khu vực của đại dương bị chìm trong bóng tối.
Tuy nhiên, không có ánh sáng không có nghĩa là sự sống không thể phát triển được. Rất nhiều loại sinh vật biển đã sinh sống hàng triệu năm dưới những lớp nước lạnh lẽo và tăm tối, chúng tiến hóa cơ thể theo hướng sống trong môi trường thiếu ánh sáng và nơi đây hình thành một hệ sinh vật rất đa dạng, chủ yếu dinh dưỡng dựa vào sinh vật phù du.
Đại dương mặn như thế nào?
Cứ trung bình 4 lít nước, sẽ có một lượng muối tương đương nửa chén muối hòa tan vào. Lượng muối ở các đại dương khác nhau thì khác nhau, nước biển ở Đại Tây Dương thì mặn hơn ở Thái Bình Dương. Muối trong biển phần lớn là loại muối được chúng ta sử dụng hằng ngày: muối natri clorua.
Chỉ 3,5% lượng nước trên Trái Đất là nước sạch nguyên chất, nghĩa là không pha hoặc tỷ lệ rất ít của muối hay bất cứ tạp chất nào từ thiên nhiên hay nhân tạo. Lượng nước ngọt sạch này có thể được tìm thấy ở các hồ tự nhiên, sông hay suối ở núi. Ngoài ra, hơn 68% nước ngọt của Trái Đất bị ‘cất giữ’ trong những khối băng, và 30% là trong các mạnh nước ngầm.
Bất kỳ một điểm nào trên đại dương đều đầy ắp sự sống
Hãy múc một muỗng nước bất kỳ từ khắp nơi trên đại dương, bạn sẽ vớt lên được hàng triệu cá thể sống. Chúng bao gồm vi khuẩn, hàng ngàn tế bào sinh thực vật phù du, hay thậm chí là trứng cá, cua sơ sinh và những loài giun nhỏ.
Đại dương là một nơi đầy bí ẩn, con người đã phóng rất nhiều vệ tinh nhân tạo lên cao hàng trăm cây số trên không gian để thăm dò mọi mặt về đại dương: từ gió bề mặt, nhiệt độ bề mặt biển, màu sắc của nước, độ cao của sóng cho đến sự thay đổi mực nước của đại dương.