Theo đặc tính luôn đi theo cặp, bám chặt không rời nhau của sam biển, người xưa đã lấy đó làm hình tượng nói lên câu thành ngữ về tình nghĩa vợ chồng thủy chung, sắt son.
1. Sam biển thuộc lớp động vật nào?Có thể bạn quan tâm Con sam là loài động vật không xương sống thuộc lớp đuôi kiếm (Merostomata). Sam thường sinh sống ở nhiều bờ biển và di chuyển thành đôi vào mùa sinh sản.
2. Sam biển thường sinh sản vào thời điểm nào? Mỗi dịp tháng 7-8, sam đực và sam cái di chuyển cùng nhau lên bãi biển để sinh sản. Sam đực dùng kẹp ở chân bám vào bụng của sam cái. Sam cái có trách nhiệm đào hố và đẻ trứng, mỗi hốc khoảng 200-1.000 trứng. Sam đực tưới tinh dịch vào trong hốc để thụ tinh trứng.
3. Sam biển trưởng thành như thế nào? Trứng sam được ấp trong lớp cát và giữ độ ẩm bởi nước biển. Sau 6-7 tuần, trứng nở thành ấu trùng. Sam biển trưởng thành sau nhiều lần lột xác.
4. Vì sao dân gian có câu "yêu nhau như vợ chồng sam" và hay ví các cặp đôi "dính như sam"? Theo đặc tính luôn đi theo cặp, bám chặt không rời nhau của sam biển, người xưa đã lấy đó làm hình tượng nói lên câu thành ngữ về tình nghĩa vợ chồng thủy chung, sắt son.
5. Sam biển là đặc sản vùng nào? Sau mỗi mùa sam giao phối, sam biển trưởng thành được săn đón ở các vùng biển tại Quảng Ninh. Ngư dân thường bắt sam cái bán cho du khách vì sam đực thường nhỏ hơn, ít thịt.
6. Bộ phận nào của sam biển có giá trị thương mại cao ở Việt Nam? Máu sam biển có thể được sử dụng trong việc chẩn đoán y học và nghiên cứu sinh hóa học. Ngoài ra, con người cũng săn bắt sam như một loại đặc sản. Phần thịt và máu, trứng của sam được giữ để chế biến thành nhiều món ăn, còn lại đem bỏ
Theo Phương Hà/Zing
loading...