Vì sao Đỉnh Mẫu Sơn lại là nơi có tuyết và lạnh nhất Việt Nam?
Vốn là người thông minh, tại sao Tào Tháo lại gả 7 người con cho cùng 1 người? / 3 tảng đá thú vị nhất Việt Nam: Độc đáo từ ngoại hình cho đến tên gọi
Theo phân tích khoa học, đỉnh núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn có nhiều đặc điểm để trở thành nơi lạnh nhất cả nước.
Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là nơi lạnh nhất Việt Nam
Do cấu tạo địa hình có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, chụm đầu về phía Tam Đảo, núi Mẫu Sơn là cửa ngõ đón gió mùa ở nước ta. Gió thổi trên đỉnh núi có thể đạt cấp 5, cấp 6. Gió giật lên đến cấp 10, nghĩa là tương đương với cấp gió áp thấp nhiệt đới và bão nên thời tiết rất khắc nghiệt.
Gió mạnh, mây mù quanh năm bao phủ nên khi con người đứng trong môi trường này, thường xảy ra hiện tượng mất nhiệt nên cảm thấy rất rét buốt.
Thực tế chứng minh, đỉnh Mẫu Sơn luôn có nền nhiệt độ thấp nhất.
Cách mặt nước biển gần 1000 mét, vào những ngày nhiệt độ xuống mức âm, trên đỉnh Mẫu Sơn sẽ phủ kín băng giá do mưa đọng lại, có khả năng xuất hiện tuyết rơi.
Có những đợt không khí lạnh mạnh nhất nhiệt độ đo được trên đỉnh Mẫu Sơn là -2 độ C, xuất hiện hiện tượng băng giá.
Đỉnh Mẫu Sơn ghi nhận độ ẩm cao hơn hẳn các khu vực khác, thường xuyên ở mức 100%, nên mỗi khi có đợt không khí lạnh tràn về là hay xuất hiện băng giá, mưa tuyết.
Thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn Lạng Sơn và đánh giá, so sánh của các chuyên gia khí tượng ở những nơi có nền nhiệt độ thấp nhất nước ta cho thấy mùa Đông ở Mẫu Sơn là khắc nghiệt hơn cả và nơi đây hiện đang giữ "kỷ lục" nơi lạnh nhất Việt Nam.
Trong bộ sách dư địa chí "Đại Nam nhất Thống chí" ghi rõ: "… đỉnh núi có hai chóp hình như người nam và người nữ, nên gọi là Công Mẫu hay là Ông, Bà. Núi ấy khi có mây mù thì trời tạnh, khi trong sáng thì trời mưa". Bản triều hiệu Tự Đức thứ 3 (năm 1850) đem đỉnh Mẫu Sơn kê vào dạng danh sơn, chép vào tự điển, danh sách những nơi mà triều đình phải cúng tế.
Quần thể núi Mẫu Sơn được chia 2 mùa rõ rệt: Mùa đông và mùa hè. Mùa đông nơi đây bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa đông tại đây rất lạnh, có những năm nhiệt độ Mẫu Sơn xuống dưới 0 độ và thường xuất hiện băng tuyết.
Vì sao khu vực này lạnh nhất Việt Nam mà không phải Fansipan hay Sapa?
Với độ cao trên 1.000m, Mẫu Sơn là nơi bắt nguồn của rất nhiều dòng suối chảy vào sông Kỳ Cùng và chảy sang Trung Quốc. Từ độ cao 800 m trở lên, khí hậu Mẫu Sơn chuyển sang tiểu vùng khí hậu cận ôn đới với nhiệt độ năm trung bình năm là 16 độ C. Về mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, trên Mẫu sơn thường xuyên có tuyết rơi, băng phủ, trắng xoá các thảm cỏ, ôm những cành cây lung linh trong gió, trườn qua những sườn đồi và mơn man lên khắp khoảng không tĩnh lặng. Trong không gian đó, người ta có cơ hội ngắm tuyết rơi ở ngay tại Việt Nam chứ không cần tới Bắc Âu hay bất cứ đâu.
Mặt khác, trạm trưởng trạm Khí tượng thủy văn Mẫu Sơn cho biết, nếu nhiệt độ tại đỉnh Mẫu Sơn từ 0,1 độ C xuống đến mức âm và kèm theo mây mù thì khả năng hiện tượng băng tuyết hay băng giá có thể xảy ra.
Theo phân tích khoa học, đỉnh núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn có nhiều đặc điểm để trở thành nơi lạnh nhất cả nước.
Nguyên nhân chính là do cấu tạo địa hình có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, chụm đầu về phía Tam Đảo, núi Mẫu Sơn là cửa ngõ đón gió mùa ở nước ta. Gió thổi trên đỉnh núi có thể đạt cấp 5, cấp 6. Gió giật lên đến cấp 10, nghĩa là tương đương với cấp gió áp thấp nhiệt đới và bão nên thời tiết rất khắc nghiệt.
Gió mạnh, mây mù quanh năm bao phủ nên khi thường xảy ra hiện tượng mất nhiệt nên con người khi đến đây sẽ cảm thấy rất rét buốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông dùng tay không bắt trăn anaconda và cái kết gây 'sốc'
Khám phá cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
CLIP: Sư tử liều lĩnh săn voi rừng và cái kết khiến nhiều người 'sốc'
Danh tính anh hùng Việt Nam duy nhất được đặt tên đường khi còn sống, từng chặt đứt cánh tay phá đồn địch
Võ sư huyền thoại giới võ lâm Việt Nam: Được mệnh danh ‘anh hùng xạ điêu’, có đệ tử bẻ gãy cổ hổ
CLIP: Trâu rừng hóa thân hành 'kẻ đi săn', sư tử phải 'nếm trái đắng'