Vì sao động vật tiền sử có kích thước khổng lồ?
Nếu mặt trời đột ngột tắt, con người có thể tồn tại được bao lâu trên trái đất? / Loài mực siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng móng tay, có 'chiêu thức võ thuật' săn mồi kì lạ
Những mẫu hóa thạch khủng long được khai quật nặng hơn 2 tấn ở Drumheller, Alberta hay phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn của một con khủng long dài hơn 3 mét cho chúng ta thấy những loại động vật thời tiền sử có kích thước to lớn hơn những loại động vật ngày nay rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó?
Môi trường sống
Theo Tri thức trẻ, Trái Đất thời tiền sử là một mảng lục địa đồng nhất mang diện tích khổng lồ với hệ thực vật phát triển mạnh mẽ. Môi trường sống rộng rãi đã góp phần khuyến khích sự phát triển kích thước của các loại động vật.
Bên cạnh đó, nồng độ oxy trong không khí thấp hơn hiện tại. Vì vậy, các động vật tiền sử đã phát triển hệ thống đặc biệt có thể sử dụng oxy trong không khí một cách hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu, những loài động vật có kết cấu phổi mạnh mẽ thường có khả năng phát triển về mặt kích thước. Lượng oxy hấp thụ càng cao kết hợp với không khí trong lành sẽ giúp động vật khỏe mạnh và to lớn hơn qua nhiều thế hệ.
Sự tiến hóa để cạnh tranh nguồn thức ăn
Trong thời kỳ ngự trị của khủng long, nồng độ CO2 trong khí quyển cao hơn rất nhiều so với bây giờ. Điều này sẽ làm thực vật phát triển cao lớn hơn. Vì vậy, để ăn được cây cối trong rừng các loại động vật phải phát triển cao hơn.
Dần dần theo thời gian, những loài to lớn trở thành kẻ thống trị Trái Đất thời kỳ cổ đại. Trong khi đó, các loài sinh vật nhỏ bé hơn phải chấp nhận số phận hoặc sống chui lủi, hoặc bị tiêu diệt.
Khi mặt đất đầy rẫy những sinh vật khổng lồ, chúng tiếp tục lai tạp với nhau và tạo ra những lớp con cháu thế hệ mới cũng sở hữu kích cỡ to lớn như vậy. Qua quá trình tiến hóa kéo dài tới hàng triệu năm, các loài động vật to lớn dần trở nên hoàn thiện và đạt được kích thước khổng lồ.
Sự thay đổi liên tục của Trái Đất
Hãy thử đặt ngược lại vấn đề với câu hỏi "vì sao các động vật ngày nay lại không đạt được kích thước to lớn như động vật thời tiền sử?"
Câu trả lời đến từ sự thay đổi khí hậu Trái Đất, sự tách rời các lục địa, và quan trọng nhất là sự trỗi dậy của các loài động vật có khả năng thích nghi tốt hơn.
Các loài sinh vật khổng lồ luôn là những kẻ chịu ảnh hưởng lớn nhất và khó lòng thích nghi với những thảm họa của biến đổi khí hậu. Lượng oxy giảm mạnh cùng lượng thức ăn đột giảm chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự diệt vong của các giống loài khổng lồ.
Rõ ràng, một cơ thể ngoại cỡ luôn đi kèm yêu cầu lớn về lượng oxy và thức ăn. Trong khi đó, những loài vật nhỏ bé với nhu cầu về thức ăn ít hơn tỏ ra phù hợp hơn với sự thay đổi của Trái Đất hàng triệu năm về sau. Điều này dẫn đến việc, đa số các loài động vật đã tiến hóa với kích thước vừa phải, thay vì tăng dần lên về mặt kích thước.
Vài triệu năm trở lại đây, con người trở thành một trong những giống loài mang nhiều đặc điểm tiến hóa phù hợp với thời đại. Các sinh vật khổng lồ dù có xuất hiện cũng không thể tồn tại bởi môi trường sống đã dần bị cô lập bởi con người. Chúng đầu hàng trước sức mạnh tập thể của con người, bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng hoặc bị con người cải tạo nòi giống theo thời gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo