Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn vợ xấu bậc nhất thời Tam Quốc?
Thai phụ bị nỏ bắn xuyên bụng tử vong, thai nhi vẫn sống sót thần kỳ / Quảng Ngãi: Phát hiện 6 mộ cổ 2.000 năm tuổi trên đảo Lý Sơn
Ngày nay, chẳng biết từ bao giờ mà người ta quy định bằng miệng với nhau rằng: đàn ông tài giỏi ắt phải lấy vợ đẹp. Thế cho nên những cặp vợ chồng chênh nhau đến tuổi bố con thậm chí ông cháu chẳng phải hiếm. Nhưng ở thời Tam Quốc có một người đàn ông chỉ cần nhắc đến tên thôi thì cả thế giới đều biết độ xuất chúng của ông thuộc bậc nhất thiên hạ. Đó chính là nhà chính trị, quân sự kiệt suất Gia Cát Lượng. Ấy vậy mà bóng hồng đứng sau ông lại chẳng phải mỹ nhân nổi tiếng nghiêng nước nghiêng thành nào mà chính là nàng Hoàng Nguyệt Anh - người phụ nữ được đánh giá là xấu trong top 5 Trung Quốc.
Vì nghe danh "xấu" mà có giá đã lâu nên nhất định phải tìm cách chinh phục
Cùng thời với Tào Tháo, Gia Cát Lượng được biết đến như một vị tiên tri, mưu lược hơn người. Trong khi những vị anh hùng hảo hán cùng thời ai cũng năm thê bảy thiếp thì Gia Cát Lượng lại chỉ chung thủy với một người vợ duy nhất. Tương truyền, người vợ này của Gia Cát tiên sinh có sắc đẹp "khiêm tốn" nhưng lại khiến ông cất công lặn lội vất vả mới cầu hôn được.
Trong cuốn "Tương Dương ký" ghi lai: "Ở miền Nhữ Năm có một danh sĩ là Hoàng Thừa Ngạn, tính tình thanh cao, khoát đoạt và thành thực". Hoàng Thừa Ngạn có nói với Gia Cát Lượng rằng: "Nghe anh kén vợ, tôi có đứa con gái xấu xí, đầu vàng, da đen, nhưng tài năng có thể phối hợp với anh được. Lượng bằng lòng tức thì Ngạn đem con gái đến cho".
Nghe chuyện tự "tiếp thị" con mà lại còn kể rõ những nét yếu điểm của Hoàng Thừa Ngạn mà người thời bấy giờ không khỏi buồn cười. Thế nên trong làng xóm hay nhắc câu: "Mạc học khổng Minh trạch phụ/ Chi đắc A Thừa xú nữ" (Nghĩa là "Đừng học cách Khổng Minh kén vợ/ Chỉ được gái A Thừa xấu kinh".
Vậy mà lại có hẳn một giai thoại kể về việc Gia Cát Lượng đã cất công tới tận tư trang để cầu hôn nàng Nguyệt Anh xấu xí. Có lẽ mục tiêu ban đầu vị Khổng Minh này nhắm tới là kho tàng sách dồi dào của Hoàng viên ngoại. Ông nhanh chóng dựng lều gần nhà Hoàng Thừa Ngạn để mong có dịp diện kiến. Bấy giờ, con gái Hoàng viên ngoại là Hoàng Nguyệt Anh tuy tài giỏi, tiểu thư khuê các nhưng lại bất hạnh được xếp vào "ngũ xú Trung Hoa" (5 người xấu nhất lịch sử Trung Quốc).
Phu nhân Khổng Minh là người tài giỏi, mưu trí
Vốn trọng người tài giỏi, Gia Cát Lượng lại rất tò mò về cô gái này nên tìm cách tiếp cận. Khi không được Hoàng viên ngoại tin tưởng, Gia Cát Lượng Khổng Minh đã thể hiện những tài trí kiệt suất. Nhưng Hoàng Thừa Ngạn lại tỏ vẻ thất vọng và nói thật với chàng trai khôi ngô tuấn tú sự thật về con gái mình và khuyên Khổng Minh nên tìm cô gái có dung mạo cân xứng.
Lạ thay, Gia Cát Lượng lại càng quyết tâm lấy bằng được nàng Nguyệt Anh làm vợ. Ông đến thẳng nhà Hoàng viên ngoại cầu hôn. Nhưng đừng tưởng gái kém sắc thì sẽ dễ sa vào lòng bậc quân tử nhé. Hoàng Nguyệt Anh ra đủ mọi thử thách đối với Gia Cát Lượng. Mục đích của nàng là vừa thử tài năng cũng như đức độ của đức lang quân. Cuối cùng Gia Cát tiên sinh đã dễ dàng vượt qua mọi ải và chiếm trọn trái tim nàng thiên kim tiểu thư.
Dù bề ngoài của Hoàng Nguyệt Anh cũng chỉ được tái hiện qua tương truyền nhưng sự tài giỏi của bà thời bấy giờ vượt trội so với phụ nữ phong kiến chỉ biết cầm kì thi họa. Nguyệt Anh như một mảnh ghép hoàn thiện của Gia Cát Lượng. Bà trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp thậm chí ngay cả binh pháp Nguyệt Anh cũng rất am hiểu. Thế cho nên ngoài việc nữ nhi thường ngày, Hoàng Nguyệt Anh còn tham mưu cho chồng rất nhiều việc có ích.
Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh "mộc ngưu lưu mã" (trâu gỗ ngựa máy), "nỏ bao" của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng "Long Trung sách" của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói không ngoa nhưng nếu ngày ấy Gia Cát tiên sinh ham vinh cái sắc thì có lẽ sẽ không có một Khổng Minh tiếng vang để đời của ngày hôm nay.
Sách "Khổng Minh đại truyện" có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhận chu toàn, vợ chồng tương kính, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì.
Truyền thuyết "quạt lông vũ" thể hiện "đẳng cấp" hơn người của cô vợ xấu xí bậc nhất lịch sử Trung Hoa
Hình ảnh Gia Cát Lượng cùng chiếc quạt lông vũ lúc nào cũng trên tay đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng mấy ai biết được rằng, chiếc quạt ấy đã được ông mang theo bên mình từ thời còn trẻ. Đó là cả một giai thoại có gắn liền với người phụ nữ của cuộc đời Khổng Minh.
Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng, da đen đã tặng chàng một chiếc quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?" Gia Cát Lượng nói: "Là lễ nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng phải chăng?"
Chiếc quạt lông vũ luôn được Gia Cát Lượng mang theo bên mình
Hoàng tiểu thư hỏi tiếp: "Còn ý nghĩa thứ hai?". Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. Nguyệt Anh bày tỏ thành ý: "Thưa Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú.
Nhưng mà, tôi phát hiện khi ngài nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những khi như vậy".
Không những Gia Cát Lượng mà người đời sau còn khâm phục sự tinh tế của cô gái ngỡ tưởng chỉ biết quanh quẩn trong khuê phòng. Ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh chính là không muốn Gia Cát Lượng để lộ trạng thái cảm xúc thật mà mưu sự bất thành. Chiếc quạt lông vũ sẽ như thứ bảo bối giúp nhà quân sư che giấu cảm xúc, suy nghĩ thật sự trước đối phương.
Có lẽ chính hành động ấy của Hoàng Nguyệt Anh đã ghi điểm tuyệt đối trong lòng Gia Cát tiên sinh. Và việc chọn nàng là người chung sống cả đời là lựa chọn vô cùng đúng đắn. Sau câu chuyện ấy thì chiếc quạt lông vũ đã trở thành vật bất ly thân của Gia Cát Lượng. Đó cũng thể hiện sự tôn trọng của ông với phu nhân Hoàng Nguyệt Anh.
Ban đầu, rất nhiều người hoài nghi về cuộc hôn nhân của cặp đôi không cân xứng này. Liệu có khi nào do tham vinh hoa phú quý mà Gia Cát Lượng "nhắm mắt" lấy Hoàng Nguyệt Anh.
Nhưng sự thật lịch sử đã chứng minh lựa chọn của Gia Cát tiên sinh là hoàn toàn chính xác. Sự tài giỏi phi thường góp phần làm nên thành công của chồng đã át hết sự xấu xí thô kệch trong hình dáng của Nguyệt Anh.
Chính sử ghi lại cuộc hôn nhân của Khổng Minh và Nguyệt Anh rất viên mãn. Sau này họ có được 2 người con trai là Gia Cát Chiêm và Gia Cát Cẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ