Vì sao không ai dám động vào xác lạc đà trong sa mạc, thậm chí bị coi là "vũ khí sinh hóa" nguy hiểm?
Clip: Trăn khổng lồ bị chém “banh xác” vì cả gan săn trộm chó / Kinh hoàng trước cảnh cá sấu trả lại xác người
Nếu nói vượt biển cần thuyền, thì vượt sa mạc không thể thiếu sự trợ giúp của lạc đà. Nó được biết đến như một trợ thủ đắc lực để giúp con người băng qua vùng đất khắc nghiệt chỉ có cát và cát.
Trong ấn tượng của mọi người, lạc đà là loài động vật có một bướu thịt trên lưng. Nó cao to và dũng mãnh, đồng thời cũng là một người bạn tốt của con người chúng ta, rất ngoan ngoãn và hoàn toàn vô hại với con người.
Không giống như các loài động vật khác, lạc đà hoang dã hoạt động một mình, dẫn đến sự phân bố rất rộng trên thế giới. Ban đầu, lạc đà chủ yếu hoạt động ở Bắc Mỹ. Sau một thời gian dài di cư, cuối cùng chúng đã đến châu Á và châu Phi, rồi dần dần được con người thuần hóa.
Ngày nay, có thể nhìn thấy lạc đà ở rất nhiều nơi, phổ biến ở Tân Cương, Cam Túc và Nội Mông của Trung Quốc. Có nhiều con hoang dã và nhiều con được con người nuôi dưỡng.
Vào thời cổ đại, các thương nhân dắt lạc đà đi qua những con đường thương mại trên sa mạc, bán nhiều loại hàng hóa khác nhau đến mọi nơi trên thế giới, khiến hàng hóa lưu thông nhanh hơn. Trong thời hiện đại, nó đã trở thành một đối tác tốt để mọi người thử thách và phiêu lưu. Nó đóng vai trò là “la bàn sống” để con người chinh phục sa mạc, đồng thời cũng đảm nhận công việc của những người khuân vác. Với sự giúp đỡ của lạc đà, con người có thể đi bộ qua sa mạc vô tận.
Một con lạc đà trưởng thành nặng 1.000 kg. Không giống như tất cả các loài, nó cũng có khả năng chịu đói và khát rất mạnh nhờ trữ đủ nước trong cơ thể. Một con lạc đà có thể uống tới 57 lít nước khi nguồn nước đầy đủ, nhưng nước không được tiêu hóa hết ngay mà được tích trữ trong dạ dày của nó để sử dụng cho những thời điểm thiếu nước. Với phương pháp độc đáo này, nó có thể ngừng uống nước trong nửa tháng và không ăn gì trong một tháng.
Nhân tố giúp lạc đà làm được điều này chính là bướu thịt trên lưng. Tuy nhiên, bướu lại không phải nơi để chứa nước và lương thực như mọi người vẫn lầm tưởng.
Hiện nay trên thế giới có hai loài lạc đà là lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Dù thuộc loài nào, phần lớn cấu trúc của bướu lạc đà vẫn là chất béo. Trong môi trường không có nước và thức ăn, lạc đà có thể tự động chuyển hóa chất béo trong bướu thành chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cộng với 57 lít nước đã uống trước đó và một phần còn lại trong dạ dày, những thứ này có thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khi cái bướu của con lạc đà mà bạn nhìn thấy không quá cao, điều đó có nghĩa là nó đã đói từ lâu.
Tuy sở hữu những bướu thịt như vậy, việc băng qua sa mạc vẫn tồn tại nguy hiểm đối với lạc đà. Nước không dễ kiếm, có những sa mạc thậm chí không tìm được một giọt nước. Nếu không thực sự quen thuộc đường đi lối lại, lạc đà cũng có thể bị lạc rồi chết khát do môi trường quá khắc nghiệt.
Đối với khách bộ hành, xác chết của một con lạc đà giữa sa mạc không còn vô hại như bản chất của loài động vật này nữa. Hầu hết những ai có kinh nghiệm đều biết rằng, tuyệt đối không nên chạm vào chúng.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì một khi lạc đà chết ở sa mạc, các loại vi khuẩn trong cơ thể sẽ không ngừng sinh sôi, liên tục tăng trưởng, đồng thời sinh ra khí hư. Khi không có vết thương hở để vi khuẩn tràn ra ngoài, chúng sẽ không ngừng “ẩn núp” dưới làn da, khiến cả cơ thể lạc đà trương phình như một quả bóng bay.
Dưới sự phân hủy của vi sinh vật, cấu trúc bên trong cơ thể lạc đà lúc này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại một bộ xương cùng với các loại vi sinh vật và áp suất không khí mạnh mẽ đang chực chờ bùng nổ.
Đáng sợ hơn nữa là khi xác chết bị phình ở một mức độ nhất định, nó sẽ trở thành một loại “vũ khí sinh hóa” nguy hiểm hàng đầu. Vào lúc này, nếu có ngoại lực tác động vào, xác lạc đà có thể nổ tung. Sau khi phát nổ, thịt và mùi hôi thối của xác chết sẽ bay lên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường của khu vực xung quanh đó.
Tình trạng này tương tự với những vụ nổ xác cá voi, hoặc một số loài động vật to lớn có lớp da dày, từng khiến nhân loại đau đầu.
Vào tháng 1 năm 2004, một con cá nhà táng khổng lồ trôi nổi ngoài khơi thành phố Đài Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Theo ước tính, nó dài khoảng 17m và nặng gần 50 tấn.
Với mục đích nghiên cứu giải phẫu, đơn vị liên quan đã quyết định chuyển nó đến một địa điểm được chỉ định. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển tốn công sức này, xác cá đã phát nổ.
Tiếng ồn giống như một quả bom phát nổ, ruột, những khối mỡ, máu và thịt bên trong đã văng tóe khắp nơi, tạo ra một “thảm cảnh đẫm máu” trên cả con đường. Không khí xung quanh tràn ngập mùi hôi thối kinh tởm, thậm chí mấy tháng sau vẫn còn phảng phất.
Đó chính là lý do khi nhìn thấy xác một con lạc đà chết trên sa mạc, đặc biệt khi nó có độ trương phình nhất định, những người có kinh nghiệm đều tuyệt đối tránh xa chứ không lại gần hay đụng chạm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?