Khám phá

Vì sao lạc đà có thể sống và đi lại trên sa mạc nóng bỏng?

Lạc đà được coi là "con thuyền của sa mạc" bởi vì nó có khả năng dự trữ nước đặc biệt để có thể đi lại tự do trong sa mạc, mà ở đó quả thật là không có bất kì sự sống nào.

Hình ảnh khỉ và lạc đà xuất hiện trên sao Hỏa gây sốc / Khốc liệt những màn kịch chiến giữa lạc đà khổng lồ

Loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc

Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùngsa mạc của châu ÁvàBắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.

Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600kg.

Lạc đà là một trong những loại động vật có khả năng thích nghi tốt môi trường trong sa mạc.
Lạc đà là một trong những loại động vật có khả năng thích nghi tốt môi trường trong sa mạc.

Loài người đã thuần hóa lạc đà khoảng 5000 năm trước đây. Lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu vẫn được sử dụng để lấy sữa, thịt và làm động vật chuyên chở—lạc đà một bướu ở Bắc Phi và Tây Á; lạc đà hai bướu ở vùng đông và bắc của khu vực Trung Á.

Mặc dù hiện nay còn khoảng 13 triệu lạc đà một bướu còn sống, loài này đã tuyệt chủng trong điều kiện sống hoang dã: tất cả đã được thuần hóa (chủ yếu ở Sudan, Somalia, Ấn Độ và các quốc gia lân cận), cũng như ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Botswana.

Tuy nhiên, có một quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở miền trung nước Úc, chúng là hậu duệ của các cá thể đã thoát khỏi cuộc sống giam cầm vào cuối thế kỷ 19. Quần thể này tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm và trong thời gian gần đây chính quyền Nam Úc đã quyết định tiêu diệt loài động vật này, nguyên nhân là chúng ngốn quá nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của các trang trại nuôi cừu.

Lạc đà - loài chịu vất vả giỏi nhất

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có thể đi liên tục 3 ngày trong sa mạc. Nếu đi không, chúng có thể chạy được 15 km/h, liên tục trong 8 tiếng không nghỉ. Do vậy, dùng tên gọi “chiếc thuyền của sa mạc” để khen thưởng chúng, quả thật là không hổ thẹn.

 

Đi trên sa mạc, thường xuyên gặp phải tình huống đáng sợ như bão cát bốn bề, cát vàng bay mù mịt, trời đất quay cuồng. Lúc này, lạc đà bình thản nằm xuống, nhắm mắt, lớp lông mi dài và dày của chúng giống như một lớp rèm chặn đứng gió cát lại, bảo vệ đôi mắt. Đợi cho trận gió cát qua đi, chúng mới đứng dậy, rũ hết cát trên mình, lặng lẽ tiếp tục tiến về phía trước…

Mùa hè, Mặt Trời gay gắt như lửa, nhiệt độ sa mạc lên tới trên 50 độ C, đi trên sa mạc giống như đi trên lò lửa vậy, nửa bước cũng khó đi. Vậy mà, lạc đà lại không để ý một chút nào cả. Những móng chân to lớn của chúng đi trên sa mạc giống như đi trên mặt đất bằng phẳng vậy, vững chãi, không bị lún xuống. Hơn nữa, dưới chân của chúng có một lớp đệm sừng dày, giống như một chiếc “ủng” đặc biệt, không hề sợ nóng một chút nào.

Bản lĩnh lớn nhất của lạc đà là vất vả bôn ba không nghỉ trên sa mạc, có thể 10 ngày, nửa tháng không uống nước. Hoá ra, trong trường hợp hạn hán, lạc đà có chức năng sinh lí đặc biệt chống mất nước.

Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.

Khả năng đặc biệt của lạc đà là gì?

Mồm và mũi rất lớn của lạc đà là bộ phận quan trọng để giữ nước. Lớp trong lỗ mũi của lạc đà cuộn theo hình xoắn ốc, làm tăng diện tích thở khí. Ban đêm, lớp trong lỗ mũi lạc đà thu hồi lượng nước từ trong không khí thở ra, đồng thời làm lạnh khí, làm cho chúng thấp hơn nhiệt độ cơ thể 8,30C. Theo thống kê, những khả năng đặc biệt này của lạc đà có thể giúp chúng tiết kiệm được 70% lượng nước trong khí nóng thở ra so với con người.

 

Thông thường thân nhiệt lạc đà sau khi tăng lên đến 40,50 độ C mới bắt đầu toát mồ hôi. Ban đêm, lạc đà thường trước tiên giảm thân nhiệt của mình xuống dưới 34 độ C, thấp hơn thân nhiệt bình thường ban ngày. Ngày thứ hai, thân nhiệt muốn tăng thêm một chút nhiệt độ để toát mồ hôi thì cần thời gian rất dài. Như vậy, lạc đà rất ít khi toát mồ hôi, thêm nữa lại rất ít khi đi tiểu, nên đã tiết kiệm được sự tiêu hao lượng nước trong cơ thể.

Những người bị chết khát trên sa mạc, đa số là do bị mất đi lượng nước trong máu, máu trở nên đặc, cái nóng trong cơ thể rất khó phát tán, dẫn tới thân nhiệt tăng lên đột ngột mà chết. Còn lạc đà lại có thể vẫn giữ được dung lượng máu khi mất nước. Dường như chỉ sau khi mọi khí quan của lạc đà mất nước, nó mới mất đi lượng nước trong máu.

Điều thú vị là, lạc đà vừa có thể “tiết kiệm nguồn nước”, lại vừa chú ý đến “khai thác nguồn nước”. Dạ dày của lạc đà chia làm ba ngăn, hai ngăn trước có thêm rất nhiều “túi nước”, có tác dụng dự trữ nước phòng hạn hán. Do vậy, một khi chúng gặp nước liền ra sức uống, ngoài việc tích trữ nước vào trong “túi nước” ra, chúng còn có thể nhanh chóng đưa nước vào máu tích trữ lại để dùng dần.

Lạc đà lặn lội đường dài trên sa mạc cần phải dự trữ đầy đủ năng lượng. Lượng mỡ dự trữ trong bướu của lạc đà tương đương với 1/5 trọng lượng cả cơ thể chúng. Khi chúng không tìm được thức ăn thì có thể dựa vào lượng mỡ của hai cục bướu này để duy trì sự sống. Đồng thời, trong quá trình mỡ bị oxy hoá vẫn có thể sản sinh ra lượng nước, hỗ trợ cho việc duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động của sự sống. Do vậy, có thể nói rằng, lạc đà vừa là “kho thực phẩm” vừa là “kho nước”.

Và cái bướu kì diệu

 

Lạc đà thích nghi với đời sống trên sa mạc là do chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Hai là, bàn chân chúng có những chiếc đệm móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Chúng đi trên đệm dầy của gan bàn chân chứ không phải đi trên móng, do đó không bị lún trên cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Chúng đái rất ít và cho phép thân nhiệt tăng lên nên gián tiếp giảm sự mất nước.

Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Chúng chỉ đổ mồ hôi khi quá nóng. Lỗ mũi có thể khép lại không chỉ để chống cát mà còn giúp ngăn nước bốc hơi khi thở. Các bướu dự trữ đầy mỡ giàu năng lượng nên có thể nhịn đói hàng tuần trên sa mạc. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.

Nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm