Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?
Hé lộ nguyên nhân khiến chim cánh cụt không thể bay / Chim cánh cụt ngại “yêu” vì quá nóng?
Ảnh minh họa
Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.
Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau.
Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.
Chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương. Vì thế, theo lý thuyết thông thường thì những con chim cánh cụt này phải trở thành những tảng băng đông lạnh chỉ trong chớp mắt ở môi trường nam cực.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn lại trái ngược và những con chim cánh cụt đã tồn tại được trong môi trường Nam Cực từ rất lâu đời. Lông của chúng chẳng bao giờ đông đá.
Một nghiên cứu gần đây mới phát hiện ra rằng, vì trên lông chim cánh cụt có các rãnh li ti và được phủ thêm một lớp dầu đặc biệt nên không bao giờ bị đông thành nước đá.
Pirouz Kavehpour, một kỹ sư cơ khí tại Đại học California ở Los Angeles cùng các cộng sự đã nghiên cứu lông của loài chim cánh cụt Gentoo ở Nam Cực dưới kính hiển vi điện tử.
Họ nhận thấy rằng bề mặt của sợi lông vũ này được phủ đều bằng những lỗ nhỏ li ti có kích thước nano. Cấu trúc này lại làm phát sinh ra một hiện tượng kì lạ. Cấu trúc đầy những lỗ nano này sẽ làm cho những giọt nước lại có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại và đóng băng.
Những con chim cánh cụt cũng sẽ tiết ra chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần phần đuôi và dùng mỏ để bôi lên toàn cơ thể. Chất dầu này sẽ hoạt động tương tự như một hoạt chất chống thấm nước.
Nhiều người cho rằng việc nghiên cứu sự đóng băng trên lông chim cánh cụt chỉ là một sự vô nghĩa. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các kĩ sư tuyên bố rằng những phát hiện mới mẻ này sẽ giúp bổ sung cho sự phát triển của công nghệ chống đóng băng trên các cánh máy bay.
Đây thật sự là một nghiên cứu trị giá nhiều triệu đô la và giúp tăng cường cho mức độ an toàn của các loại hình hàng không dân dụng và quân sự trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành