Vì sao lốp ôtô dự phòng nhỏ hơn lốp chính?
'Bật mí choáng' về hành tinh có thể ở được, lớn hơn Trái Đất / Ngắm những “cụ” mai tiền tỷ của người nông dân Vĩnh Long
Tại sao lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính?
Lốp dự phòng là bộ phận không thể thiếu trên xe hơi từ trước tới nay, nhằm đảm bảo xe vẫn có thể liên tục hành trình mà không bị gián đoạn khi lốp chính gặp sự cố. Công nghệ phát triển khiến thế giới sinh ra nhiều loại lốp khác nhau.
Theo Edmunds, trước đây lốp dự phòng bằng lốp chính, nhưng từ 2007-2014, trên thế giới, lượng lốp dự phòng full-size giảm khoảng 49%. Thống kê của chuyên trang này vào 2014, khoảng 52% số xe ôtô trên thế giới sử dụng lốp dự phòng nhỏ, phần lớn là xe con. Vậy vì sao có những sai khác này, hãy cùng theo dõi tiếp.
Ảnh minh họa
Lốp dự phòng nhỏ giúp giảm không gian chiếm chỗ trong cốp xe
Những lý do các hãng sản xuất lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính được chuyên trang Yourmechanic tổng hợp từ chuyên gia kỹ thuật gồm:
- Lốp dự phòng nhỏ giúp giảm không gian chiếm chỗ trong cốp xe.
- Trọng lượng nhẹ nên giảm tải trọng xe, tiết kiệm nhiên liệu.
- Trọng lượng nhẹ cũng giúp tài xế dễ dàng khuân vác, di chuyển và thay thế.
- Lốp nhỏ hơn thường nhẹ và khả năng bám đường cũng thấp hơn, chạy được tốc độ tối đa thấp hơn, thường khoảng 80 km/h. Nhờ đó nhắc nhở tài xế không quên vào xưởng vá lốp, thay lại lốp chính và cân chỉnh. Nếu lốp dự phòng bằng lốp chính thường gây “lười” cho người sử dụng, không đến xưởng kiểm tra, gây mất an toàn.
- Cuối cùng, việc sản xuất lốp dự phòng nhỏ, nhẹ hơn cũng giúp hãng xe tiết kiệm chi phí, giảm giá xe.
Vì sao có những xe không cần dùng lốp dự phòng?
Vì xe đó sử dụng lốp với công nghệ run-flat, tức loại lốp vẫn có thể chạy tiếp cả trăm cây số ở tốc độ cao sau khi bị thủng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, những xe này vẫn có trang bị lốp dự phòng.
Những nguyên tắc cần nhớ khi thay lốp dự phòng:
Thay lốp dự phòng là một trong những công việc ưu tiên mà mọi tài xế cần biết. Có một số quy tắc như dưới đây:
1. Để an toàn về người và tài sản, khi thay lốp cần chèn bánh, khóa cửa và bật đèn cảnh báo.
2. Đặt kích đúng vị trí. Thông thường vị trí này đánh dấu ở khung xe cách lốp khoảng 15-20 cm. Đặt sai vị trí có thể khiến kích không đứng vững, ảnh hưởng kết cấu xe.
3. Tháo ốc theo hình ngôi sao. Tức không tháo liên tục những ốc cạnh nhau mà tháo lần lượt các ốc chéo nhau (ví dụ số 1 rồi đến số 3, sau đó 5-2-4).
4. Ốc - kích - ốc. Tức khi tháo thì vặn lỏng ốc, nâng kích rồi mới tháo hết các ốc. Khi vặn vào cũng như vậy, vặn ốc, hạ kích rồi mới bắt chặt.5. Đặt lốp phụ dưới gầm xe. Đặt lốp dự phòng dưới gầm xe đề phòng trường hợp bị đổ kích, vẫn có lốp đỡ không bị sạt gầm xuống đất và cũng không chèn vào người.
- Nước làm mát cạn, lốp xe quá mòn, dầu động cơ không thay thế thường xuyên, lọc gió bẩn…là những lý do khiến cho xe ô tô ngốn xăng bất thường.
- Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy đủ... rảnh, hãy soi thủ một chiếc lốp ô tô nào đó, và bạn sẽ tìm thấy có đến 3 đoạn mã được in trên đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng ngỡ ngàng, tinh tinh hút thuốc lá "sành điệu" như con người
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Báo đốm châu Mỹ hạ gục cá sấu khổng lồ, tạo nên bữa tiệc săn mồi đỉnh cao
'Sốc trước mức lương của ‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán, thảm hại nhất là Mã Siêu
CLIP: Những cuộc chiến sinh tồn “khốc liệt” trong thế giới động vật
Tái tạo người phụ nữ từ mộ "ma cà rồng": Bí mật đau lòng