Vì sao ngáp lại dễ lây? Khoa học tiết lộ điều bất ngờ về một hành động tưởng chừng vô hại
CLIP: Bò Tây Tạng tung cú húc trời giáng, báo tuyết bay ngược để cứu con non / Mưa đá: Hiện tượng thời tiết dữ dội từ bầu trời
Theo bác sĩ Charles Sweet, chuyên gia tâm thần và cố vấn y khoa tại Linear Health, nguyên nhân có thể nằm ở các tế bào gương (mirror neurons) trong não bộ. “Khi bạn thấy ai đó ngáp, những tế bào này sẽ kích hoạt như thể chính bạn đang thực hiện hành động đó,” ông giải thích trong email gửi tạp chí Live Science. Đây là cơ chế thần kinh khiến ngáp dễ dàng lan truyền trong cộng đồng.
Không dừng lại ở đó, nghiên cứu cho thấy bạn có xu hướng ngáp theo người thân quen hơn là người lạ. Chó, chẳng hạn, sẽ ngáp nhiều hơn khi thấy chủ nhân ngáp thay vì người lạ. Hiện tượng này được gọi là thiên kiến quen thuộc – bởi con người (và động vật) thường dành nhiều sự chú ý hơn cho những cá thể trong vòng xã hội thân cận của mình.
Ngáp là hiện tượng lây lan ở hầu hết mọi người và một số loài động vật.
Giáo sư Andrew Gallup, chuyên gia về sinh học hành vi tại Đại học Johns Hopkins, cho rằng ngáp lây có thể là một chiến lược tiến hóa để tăng cường khả năng phát hiện mối đe dọa trong nhóm. Một nghiên cứu năm 2007 do ông thực hiện phát hiện rằng ngáp giúp làm mát não, từ đó cải thiện sự tỉnh táo. Khi cả nhóm cùng ngáp, mức độ cảnh giác chung có thể tăng lên – một lợi thế không nhỏ khi đối mặt với nguy hiểm.
Không chỉ có người và chó, những "ông vua sư tử" châu Phi cũng không thoát khỏi cơn ngáp lây. Một nghiên cứu gần đây theo dõi hành vi của 19 con sư tử hoang dã cho thấy: khi một con ngáp, những con khác dễ dàng “bắt sóng” theo – và thậm chí còn có xu hướng mô phỏng hành vi của con ngáp trước đó. Những con bị “lây” ngáp có khả năng đồng bộ vận động cao gấp 11 lần so với những con không bị lây.
Gallup còn đưa ra một giả thuyết khác: ngáp lây giúp cả nhóm đồng bộ về nhịp sinh học. Ngáp thường xuất hiện vào thời điểm chuyển giao – ví dụ như giữa làm việc và nghỉ ngơi – và khi lan truyền, nó có thể giúp các thành viên trong nhóm điều chỉnh hành vi và thời gian biểu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ bị “lây” ngáp. Trong các thử nghiệm, chỉ khoảng 40% đến 60% người tham gia ngáp khi xem video người khác ngáp. Một yếu tố gây tranh cãi là mức độ đồng cảm: một số nghiên cứu cho thấy người có khả năng đồng cảm cao dễ ngáp lây hơn, nhưng kết quả không đồng nhất.
Điều thú vị là trẻ tự kỷ – ban đầu được cho là ít ngáp lây hơn – lại có phản ứng ngáp bình thường nếu được yêu cầu tập trung vào hành động đó. Điều này cho thấy sự chú ý đóng vai trò then chốt.
Trong khi đó, một phát hiện đáng chú ý khác là: người có xu hướng tâm lý thái nhân cách (vị kỷ, lạnh lùng, thao túng) lại rất ít bị ngáp lây.
“Cuối cùng thì, ngáp lây không hẳn vì bạn buồn ngủ,” bác sĩ Sweet kết luận. “Mà đó là cách não bộ lặng lẽ tạo nên sự kết nối với những người – và đôi khi là thú cưng – quanh bạn.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'