Khám phá

Vì sao người kỳ tài rơi vào tay Hạng Vũ lại thành vô dụng, người tầm thường dưới trướng Lưu Bang bỗng vinh danh hiển hách?

Hãy phá bỏ trở ngại và giới hạn trong tư duy để trở nên mạnh mẽ hơn.

Phụ bạc "chiến thần" Hàn Tín, Lưu Bang ôm nỗi nhục ngàn thu và sự thật phía sau ít ai ngờ tới / "Cắn răng" phong tước cho kẻ thù: Nước cờ "cay đắng" của Lưu Bang

01

Tôi ghét người quá thông minh. Họ giống chiếc xe lu phát ra tiếng ồn thật lớn, "tạch, tạch, tạch" tiến lại gần, độc ác là phẳng tôi. Lúc nào họ cũng dai dẳng, hỏi một câu thẳng thắn nhất, bắt tôi phải lục lại những vụn vặt trăn trở mấy mươi năm nay chỉ trong một lần.

Vài ngày trước, tôi gặp một thằng cha như vậy. Hắn ta cứ quanh quẩn cạnh tôi, nét mặt chẳng có vẻ gì thân thiện, thản nhiên hỏi một câu:

"Cậu đọc nhiều sách lịch sử như vậy, cũng viết được mấy chục cuốn sách, có thể nói xem sự tích lịch sử của ai quan trọng nhất không?"Quan trọng nhất ư… Ai cũng quan trọng mà…

Tôi vừa thầm rủa hẳn ta, vừa vắt óc suy nghĩ:"Thực sự có ghi chép lịch sử nào như thế không? Vài dòng ngắn ngủi có thể thay thế lượng kiến thức của cả một thư viện?"

Thực ra là có.

Tranh minh họa Lưu Bang

Tranh minh họa Lưu Bang

02

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời.

Ông mất đi để lại khoảng trống quyền lực cực lớn. Các phe phái đồng loạt xuất binh, tranh giành lãnh thổ.

Tất cả đều là anh hùng hiển hách một thời từ áo vải xưng vương Trần Thắng, danh tướng nước Sở Hạng Lương, Hạng Vũ, anh hùng thảo khấu Bành Việt, cho tới hậu duệ của các anh tài lục quốc. Kẻ tám lạng, người nửa cân. Lẫn trong hàng ngũ này, có một ông chú già cả 48 tuổi – Lưu Bang ở huyện Bái.

 

Xét về tuổi tác, Lưu Bang chỉ kém Tần Thủy Hoàng 3 tuổi. Tần Thủy Hoàng ăn sung mặc sướng, mất vì tuổi già, Lưu Bang chịu cảnh cơm thừa canh cặn liệu còn sống được bao lâu? Xét về hoàn cảnh xuất thân, ngoại trừ anh hùng Trần Thắng, ai cũng có gia thế phi phàm, lần ngược lại mười tám đời tổ tông cũng không có lấy một nhân vật tầm thường. Còn Lưu Bang chẳng cách nào lần ngược lại mười tám đời, bởi cả nhà đều làm nghề nông.

Về binh lực, đội quân của Lưu Bang ô hợp lộn xộn nhất. Những huynh đệ dưới trướng ông, người mổ lợn, người bán rau, người bốc vác, người bưng bê bát đũa… Người có tố chất nhất là một người hay đọc sách nhưng chưa thể xếp vào hàng khoa bảng. Cuối cùng, đội quân ô hợp do Lưu Bang thống lĩnh lại đánh bại đội quân tinh nhuệ của ông vua tàn bạo nước Sở Hạng Vũ. Đồ tể, bán rau, quan viên quèn cùng kẻ làm công đều được thăng lên làm anh hùng.

Do Lưu Bang may mắn? Hay các nhân tài cầm quân trong thiên hạ đều tình cờ xuất hiện trong đội quân của ông? Không phải!

Đội quân của Lưu Bang hầu hết đều là những người bình thường, chẳng có khác biệt gì với những người chúng ta vẫn gặp trên đường. Điều này có thể được chứng minh qua biểu hiện của họ trong lịch sử. Do họ may mắn gặp được Lưu Bang mà thôi.

Người xưa chép sử khen Lưu Bang biết cách dùng người, điều này không hoàn toàn đúng!

 

Vì sao người kỳ tài rơi vào tay Hạng Vũ lại thành vô dụng, người tầm thường dưới trướng Lưu Bang bỗng vinh danh hiển hách? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

03

Theo các ghi chép lịch sử, Lưu Bang không chỉ biết dùng người mà còn biết khuyến khích người. Lưu Bang hoàn toàn không phải gã vô lại mặt dày như phim truyền hình thường khắc họa. Thực ra khi còn trẻ ông đã từng chu du khắp thiên hạ, đến bái sư theo học Xuân Thân quân nước Sở, một trong bốn công tử nổi danh thời Chiến quốc. Tứ đại công tử thời Chiến quốc và Học phủ Tắc Hạ đương thời luôn kiên trì một quan điểm:

"Người tầm thường mấy cũng có mặt xuất sắc."

Người bình thường chỉ cần có mặt xuất sắc và thể hiện được ra, lập tức trở thành nhân vật hiển hách. Ngược lại, người giỏi đến mấy, nếu không biết cách thể hiện ưu thế của bản thân, từ đầu đến cuối chỉ cho người khác thấy mặt yếu kém nhất, còn chẳng bằng người bình thường.

Con người vốn có thể thay đổi.

 

Có thể mạnh mẽ hơn người, khí thế ngời ngời.

Cũng có thể sợ sệt nhu nhược, sầu khổ bi thương.

Thay đổi này phụ thuộc vào mong muốn khai thác khía cạnh nào của bản thân.

Lưu Bang rất giỏi khuyến khích người khác. Người bình thường gia nhập dưới trướng ông, chỉ cần chút động viên sẽ trở nên giỏi giang rạng rỡ. Đối thủ của Lưu Bang - Hạng Vũ là bậc anh hùng cái thế, nhưng chỉ biết áp chế người khác. Người giỏi giang đến mấy rơi vào tay ông ta cũng chẳng làm nên trò trống gì. Tại sao một nhân vật kỳ tài rơi vào tay Hạng Vũ lại trở thành vô dụng? Tại sao một nhân vật tầm thường dưới trướng Lưu Bang bỗng chốc vinh danh hiển hách?

Bởi họ đem ra so tài không phải tri thức.

 

Mà là nhận thức!

Là trí tuệ.

Kiến thức dùng trong thực tiễn. Còn trí tuệ thể hiện bản ngã thực sự của mỗi người. Tìm được bản ngã mạnh mẽ nhất định sẽ chiến thắng bản tính sợ hãi và yếu đuối.

04

Trước cánh cửa trí tuệ, học bá giỏi giang nhiều bằng cấp cũng chỉ ngang bằng kẻ mù chữ ít học. Bởi ở một trình độ rất cao, trí tuệ chính là một dạng nhận thức tư duy. Dù bạn có đến một nghìn tám trăm bằng tiến sĩ, nhưng nội tâm yếu hèn, lòng đầy tự ti, ăn không nên đọi nói không nên lời, bạn vẫn chỉ là kẻ vô tích sự. Dù bạn xuất thân thấp hèn, nghèo đói, nếu có thể nhận thức chính xác về bản ngã, chế ngự bản tính sợ hãi, yếu đuối và mệt mỏi, bạn hoàn toàn có khả năng tạo nên kỳ tích.

 

Vì thế trong thời Tần Hán, những nhân vật tầm thường đầu quân dưới trướng Lưu Bang, người biết nhận thức đúng đắn về bản ngã, khơi gợi bản tính mạnh mẽ phút chốc trở thành tướng lĩnh tài năng. Còn đám người rơi vào tay Hạng Vũ nảy sinh chênh lệch nhận thức. Họ cho rằng mình chỉ là phàm phu tục tử, không có dũng khí cũng chẳng có niềm tin, rồi đánh mất dần khả năng học hỏi, kết quả trở thành kẻ vô dụng như họ luôn nghĩ.

Vì sao người kỳ tài rơi vào tay Hạng Vũ lại thành vô dụng, người tầm thường dưới trướng Lưu Bang bỗng vinh danh hiển hách? - Ảnh 2.

05

Trong cuốn "Hạt giống tâm hồn"có câu:"Bạn muốn trở thành người thế nào, bạn sẽ trở thành người như vậy."Câu này có phần ba hoa khoác lác!

Lang Lãng là nghệ sĩ piano, nếu anh ấy thi đấu bóng rổ với Diêu Minh, chắc chắn bị Diêu Minh đánh bại. Diêu Minh là vận động viên bóng rổ, tiềm năng con người không phải vô hạn, bắt anh ấy lên sân khấu chơi piano, chắc sẽ làm hỏng cả phím đàn.

Chúng ta không phải Lang Lãng, chúng ta cũng chẳng phải Diêu Minh. Chúng ta là chính chúng ta. Nhưng năng lực thực sự của chúng ta chưa được phát huy. Chúng ta chỉ là một bản ngã đầy khiếm khuyết, không phải bản ngã thực sự.

 

Trở thành bản ngã tốt nhất, xuất sắc nhất mới là giá trị, ý nghĩa tồn tại của chúng ta. Phá bỏ giới hạn tự mình đặt ra, trở thành bản ngã tốt nhất chính là nhận thức của trí tuệ. Không làm được điều này sẽ khiến nhận thức lệch lạc, chẳng thể tìm đúng hướng đi cho bản thân. Lang Lãng không nhất thiết phải thi đấu bóng rổ với Diêu Minh, Diêu Minh cũng chẳng cần thi đàn piano với Lang Lãng. Sống khổ sở, công việc mệt mỏi, bận tối tăm mặt mũi, áp lực lớn, cuộc đời như thế chẳng phải quá thê thảm sao?

06

Làm thế nào để đả thông tư tưởng, phá đổ những rào cản tư duy?

Thứ nhất, cần tin tưởng rằng cuộc đời có thể thay đổi, ai cũng có thể trở nên tốt hơn.Đồ tể hay người bán rau cũng có thể trở thành tướng tài, như Lục tổ Huệ Năng của phái Thiền tông từng nói: "Trí tuệ nằm trong tim mỗi người." Trên đời này, tất cả những người làm nên nghiệp lớn đa phần đều có một tiểu sử đau khổ giằng xé. Mọi giằng xé tàn khốc đã thức tỉnh trí tuệ đang ngủ say trong con người họ. Đừng tiếp tục giằng xé, suy nghĩ nhiều hơn sẽ giúp con người đạt được hiệu quả này.

Thứ hai, cần học cách tư duy đúng đắn.Tư duy đúng, không theo cảm tính, phải thừa nhận mình vô tri. Đừng lầm tưởng tranh cãi, ăn nói hồ đồ là biết suy xét. Suy nghĩ đúng đắn phải phá bỏ trở ngại, giới hạn tư duy của bản thân. Nếu không thừa nhận mình ngu dại sẽ chẳng thể tồn tại óc suy nghĩ.

 

Thứ ba, thừa nhận sự vô tri và ngu dốt của bản thân, thừa nhận trong quá trình trưởng thành, vì nguồn lực vật chất thiếu hụt mà tự hạn chế chính mình.Tư duy người giàu và tư duy người nghèo mà trên mạng thường đề cập đến là ví dụ cho vấn đề này. Tư duy người nghèo bị hạn chế bởi sự bức ép của hoàn cảnh sinh tồn đã khắc sâu trong đầu họ. Không tin tưởng bản thân có năng lực, không dám nghĩ đến thành công. Tư duy thừa nhận bản thân của người nghèo cũng giống tư duy không chấp nhận bất cứ giới hạn nào của người giàu.

Điều cản trở chúng ta trở thành bản ngã tốt đẹp nhất luôn là tâm lý ngoan cố, kém cỏi. Tâm lý này khiến chúng ta sợ hãi, không dám tin chúng ta có thể trở nên tốt đẹp hơn, không dám tin mình có biểu hiện và năng lực vượt mức dự kiến. Khi ta nhận thức được vấn đề này, sẽ có thay đổi.

Vì sao người kỳ tài rơi vào tay Hạng Vũ lại thành vô dụng, người tầm thường dưới trướng Lưu Bang bỗng vinh danh hiển hách? - Ảnh 3.

*Bài viết được trích từ cuốn sách "Tôi không muốn sống đời tẻ nhạt" của Vụ Mãn Lan Giang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm