Vì sao nói Lưu Bị đi đánh Đông Ngô dù có đem theo Gia Cát Lượng cũng sẽ thua? 3 sự thật có thể chứng minh
Mắc 3 sai lầm khi chọn Thái tử, Tôn Quyền hại chết con ruột, Đông Ngô chịu cảnh diệt vong / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền
Lưu Bị đem theo tinh binh thảo phạt Đông Ngô, kết quả lại bị đánh bại bởi một thanh niên non nớt, có lẽ cả cuộc đời ông chưa bao giờ thảm bại tới như vậy. Còn về động cơ đánh Ngô, cũng có rất nhiều lời đồn đại, có người cho rằng Lưu Bị là vì thể diện và tôn nghiêm của mình, Quan Vũ không những là đại tướng hàng đầu mà còn là người huynh đệ vô cùng thân thiết của ông, Quan Vũ chết thảm như vậy, nếu Lưu Bị không có chút hành động gì, khó tránh bị người đời mắng là giả nhân giả nghĩa, vì vậy mới nói Lưu Bị là vì nghĩa khí mà khởi động cuộc chiến này.
Cũng có người nói Lưu Bị chủ yếu là vì Kinh Châu, dẫu sao thì Kinh Châu cũng là yếu địa chiến lược của Thục Hán, mất đi Kinh Châu không khác gì tặng không cho người khác một nửa cơ nghiệp, vì vậy Lưu Bị bắt buộc phải đoạt lại. Nhưng bất kể là vì lý do gì thì kết quả cuối cùng, Lưu Bị đã thua. Rất nhiều người cũng nói rằng nếu Lưu Bị đem theo Gia Cát Lượng đi cùng thì đã không bại như vậy, Lục Tốn làm sao có thể là đối thủ của Khổng Minh, Thục Hán nhất định có thể đánh bại Đông Ngô, sự thực quả thực như vậy ư?
Thực ra không như vậy, ở đây chúng ta không bàn tới việc vì sao không đem theo Gia Cát Lượng, mà trên thực tế, dù có đem theo Gia Cát Lượng thì kết cục của Lưu Bị cũng vẫn sẽ chỉ như vậy, tại sao lại nói vậy?
Ảnh minh họa: Internet
Điều này phải bắt đầu nói từ ấn tượng của chúng ta đối với Gia Cát Lượng, trong mắt chúng ta, Gia Cát Lượng là một đại quân sư tài trí mưu lược, bách chiến bách thắng. Nhưng, Gia Cát Lượng trên thực tế e là không như bạn nghĩ, vai trò của ông ở Thục Hán không phải là mưu thần hay quân sư mà phần lớn giống như Tiêu Hà của nhà Hán trước đó, phụ trách đảm bảo hậu cần. Lấy ví dụ trận Hán Trung, Lưu Bị ở Hán Trung đánh nhau, Gia Cát Lượng đang làm gì?
Theo ghi chép: "Tiên chủ ngoại xuất, Lượng thường trấn thủ Thành Đô, túc thực túc binh", ý muốn nói Lưu Bị ra ngoài chinh chiến, Gia Cát Lượng ở lại Thành Đô, phụ trách vật tư lương thực để cung ứng cho chiến tuyến. Lúc Lưu Bị chiếm Kinh Châu cũng như vậy, Gia Cát Lượng "vi quân sư trung lang tướng, sử đốc Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa tam quận, điều kì phú thuế, dĩ sung quân thực", ý muốn nói công việc chủ yếu của Gia Cát Lượng vẫn chỉ là phụ trách mảng hậu cần.
Thực ra, Lưu Bị đánh Ngô hoàn toàn là đang đánh giá quá cao bản thân mình. Đối với một người luôn thực tế như Lưu Bị, vì sao bỗng trở nên xốc nổi như vậy, thực ra là bởi thắng lợi ở trận Hán Trung. Lưu Bị cho rằng, bản thân lúc này thực sự đã mạnh lên rất nhiều, đến Tào Tháo còn không phải là đối thủ của mình. Cần phải biết rằng Tào Tháo là thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ, nếu ngay cả Tào Tháo cũng có thể đánh bại vậy thì Lưu Bị tất nhiên chẳng xem Tôn Quyền ra gì, dẫu sao thì Tôn Quyền cũng không bằng Tào Tháo về mọi mặt. Vì vậy, ngay cả khi Kinh Châu bị mất, Quan Vũ bị giết thì Lưu Bị vẫn nghĩ mình mạnh hơn Tôn Quyền rất nhiều, quyết tâm đi đánh mà không nghe bất cứ lời khuyên nhủ của ai.
Ảnh minh họa: Internet
Tiếp đó, lý do chí mạng khác là ở việc chuẩn bị trước trận chiến Lưu Bị cũng làm rất qua loa, thậm chí còn không tiến hành hoạt động luyện binh, cũng không vạch ra kế hoạch tác chiến chu toàn, hầu như là một đoàn người cứ vậy mà cưỡi ngựa phi thẳng tới Đông Ngô. Trong tình hình này, cho dù có Gia Cát Lượng ở bên ra kế sách thực ra cũng vẫn là lành ít dữ nhiều, bởi Đông Ngô sớm đã chuẩn bị chu toàn hơn rất nhiều, cộng thêm năng lực của Lục Tốn cũng không tầm thường, vì vậy mà có thêm Gia Cát Lượng cũng vẫn vô dụng.
Hơn nữa, tài năng quân sự của Gia Cát Lượng hoàn toàn không lợi hại như nhiều người nghĩ. Mặc dù Gia Cát Lượng nổi tiếng cẩn trọng, có thể giúp quân đội Thục Hán chặt chẽ, có tổ chức hơn, nhưng với tài năng quân sự của Lục Tốn thì Thục Hán vẫn sẽ ở trong tình thế bất lợi, bởi dẫu sao thì quân Thục cũng là đội khách, rất khó duy trì được lâu dài. Hơn nữa, bản thân Gia Cát Lượng Bắc phạt trận nào thua trận ấy, ngoài một vài nguyên nhân khách quan ra thì cũng có thể thấy được rằng tài năng quân sự của ông cũng không mạnh lắm, đây cũng là lý do vì sao Lưu Bị luôn để ông trấn thủ hậu phương, bởi đây mới chính là sở trường của ông.
Vì vậy, 3 bằng chứng trên đã cho thấy rằng Lưu Bị dù có đem theo Gia Cát Lượng đi đánh Ngô thì kết quả cuối cùng vẫn chỉ như vậy, cùng lắm cũng sẽ chỉ giúp Lưu Bị tổn thất ít hơn mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông